PHÂN LẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ MẪU NẤM MAGNAPORTHE ORYZAE GÂY BỆNH ĐẠO ÔN TRÊN LÚA TẠI THANH HÓA

  • Lê Thị Phượng
  • Nghiêm Thị Hương
  • Trần Thị Mai
  • Hoàng Thị Lan Thương
Từ khóa: Bệnh đạo ôn, Magnaporthe oryzae, môi trường, phân lập, bào tử.

Tóm tắt

Bệnh đạo ôn hại lúa do nấm Magnaporthe oryzae là một trong những bệnh có ảnh hưởng lớn và thường xuyên tới năng suất, sản lượng ở tất cả các vùng trồng lúa tại Việt Nam và trên thế giới. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành điều tra, thu thập 9 mẫu lúa nhiễm bệnh và phân lập được 3 mẫu nấm đạo ôn M. oryzae 1Y, 4Y và 5Y trên một số giống lúa trồng vụ Xuân 2020 tại 3 huyện của tỉnh Thanh Hóa. Các mẫu phân lập nấm M. oryzae khi được nuôi cấy trên các loại môi trường dinh dưỡng nhân tạo khác nhau thể hiện các đặc điểm về hình thái tản nấm tương đối đa dạng về màu sắc và mức độ phát triển sợi nấm trên bề mặt môi trường. Các loại môi trường nuôi cấy khác nhau cũng ảnh hưởng rõ ràng tới khả năng phát triển sợi nấm, khả năng sinh bào tử và khả năng nảy mầm của bào tử. Trong khi môi trường PSA và PGA giúp sợi nấm M. oryzae phát triển mạnh nhất thì môi trường OMA và Cám agar lại tạo điều kiện để nấm sinh bào tử nhiều nhất. Bào tử thu hoạch trên môi trường Cám, Bột gạo và Bột mì có tỷ lệ nảy mầm cao rõ rệt hơn so với các môi trường khác.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-04-05