Ảnh hưởng của một số nhân tố ngoại sinh lên sự tăng trưởng và tích lũy lipid ở vi tảo Haematococcus Pluvialis Flotow

  • Trần Đông Phương Nguyễn
  • Huyền Ái Thúy Lê
  • Trang Việt Bùi

Tóm tắt

Tế bào vi tảo Haematococcus pluvialis được nuôi cấy trong bình 500mL chứa 250mL môi trường lỏng BB được sục khí, theo hai giai đoạn, với mật độ tế bào ban đầu là 4,3.103 tế bào/mL. Tất cả các thí nghiệm được đặt ở nhiệt độ 25 ± 3oC, cường độ ánh sáng huỳnh quang 50µmol photon m-2s-1 và thời gian chiếu sáng 12 giờ/ngày, trừ các xử lý với ánh sáng đèn LED. Sau 7 tuần nuôi cấy trong môi trường BB (giai đoạn 1), một số nhân tố ngoại sinh gồm ánh sáng đèn LED trắng, đỏ (610 - 760 nm) và lục (460 - 490 nm) đều ở cường độ 50 µmol photon m-2s-1 (xử lý trong 3 tuần, 24 giờ, hay gián đoạn đêm 30 phút), sốc nhiệt độ (50oC trong 1,5 hay 2 giờ, 7 ± 3oC trong 2, 3, 4 hay 6 giờ, 0 ± 2oC trong 1,5 hay 2 giờ), kim loại nặng (bổ sung Cu2+, Fe2+, Mg2+, Zn2+ với nồng độ cao gấp 1,5 hay 2 lần so với môi trường BB), hoặc NaCl 0,5; 0,9 hay 3,0% được áp dụng trong giai đoạn 2 (3 tuần) để khảo sát sự tăng trưởng và tích lũy lipid ở vi tảo. Sau 10 tuần nuôi cấy, kết quả cho thấy, chỉ có xử lý ánh sáng đèn LED đỏ trong 24 giờ làm tăng lượng dầu sinh học, nhưng làm giảm trọng lượng tươi và khô so với đối chứng (ánh sáng huỳnh quang). Xử lý 7 ± 3oC trong 2 giờ làm tăng hàm lượng dầu sinh học và thay đổi không đáng kể trọng lượng tươi, nhưng giảm trọng lượng khô. Các xử lý Cu2+, Fe2+, Mg2+ và Zn2+ với nồng độ cao gấp 1,5 hay 2 lần làm giảm hoặc không tăng hàm lượng dầu sinh học. Xử lý NaCl 0,5% làm tăng hàm lượng dầu sinh học, nhưng làm giảm trọng lượng tươi và khô.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-07
Chuyên mục
Bài viết