Đánh giá tác động của Polybrene lên quá trình chuyển gen GFP vào tế bào gốc trung mô từ mô mỡ chuột

  • Lê Bửu Trúc Phạm
  • Bích Ngọc Vũ
  • Ngọc Cường Nguyễn
  • Thị Vân Anh Bùi

Tóm tắt

Tế bào gốc trung mô từ mô mỡ (Adipose Tissue-Derived Stem Cells-ADSCs) có những ưu điểm như khả năng tự làm mới, biệt hóa thành nhiều loại tế bào, dễ dàng thu nhận, ít gây xâm lấn, số lượng tế bào dồi dào và đặc biệt là có thể sử dụng làm nguồn tự ghép. Để thực hiện các nghiên cứu nhằm ứng dụng ADSCs cho y học tái tạo và công nghệ mô, việc chuyển gen gfp vào tế bào này nhằm theo dõi sự di cư, biệt hóa và các tác động của tế bào ghép trong cơ thể nhận là một việc cần thiết. Trong nghiên cứu này, ADSCs chuột (mADSCs) được chuyển gen gfp trong điều kiện có (lô polybrene) và không có polybrene (lô non-polybrene). Tác động của polybrene lên quá trình chuyển gen được đánh giá thông qua khả năng phát sáng của tế bào được chuyển gen, phần trăm số tế bào phát sáng và thời gian nhân đôi của tế bào sau chuyển gen. Kết quả cho thấy gen gfp đã được chuyển vào mADSCs ở cả 2 lô: lô polybrene và lô non-polybrene. Tuy nhiên, hiệu quả chuyển gen ở lô non–polybrene cao hơn lô polybrene (86,2% > 71,13%). Thời gian nhân đôi của mADSC-gfp ở lô non-polybrene tương đương với thời gian nhân đôi của mADSC bình thường (32,5 giờ ~ 32,64 giờ); trong khi thời gian nhân đôi này ở mADSC-gfp lô polybrene dài hơn lô non-polybrene và lô đối chứng (40,98 giờ > 32,5 giờ ~ 32,64 giờ).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-07
Chuyên mục
Bài viết