Nghiên cứu đánh giá khả năng xử lý nước thải giết mổ bằng bể phản ứng sinh học giá thể cố định

  • Thị Thuỳ Trang Mai
  • Ngọc Danh Phạm
  • Thái Hà Trần
Từ khóa: bể phản ứng sinh học, hiệu quả xử lý, màng sinh học, nước thải giết mổ, vật liệu giá thể cố định

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng xử lý nước thải giết mổ heo từ một cơ sở tại tỉnh Bến Tre bằng bể phản ứng sinh học giá thể cố định (Biofilter). Nghiên cứu được thực hiện bằng việc xây dựng mô hình bể biofilter, kèm theo quan sát việc hình thành màng sinh học trên giá thể. Hiệu quả xử lý nước thải được đánh giá thông qua bốn chỉ tiêu ô nhiễm gồm: TSS, BOD, N-NH+4, độ đục. Hiệu quả thu được tốt nhất qua nghiên cứu là: TSS 78,93%, BOD 88,77%, NNH+4 87,50% và độ đục 96,61%. Tuy nhiên nồng độ BOD, TSS, Amoni sau bể phản ứng vẫn cao hơn giá trị cho phép xả thải quy định trong QCVN 40-2011/BTNMT nên bể phản ứng sinh học giá thể cố định chỉ nên được áp dụng như là công đoạn tiền xử lý và cần thiết phải có công đoạn xử lý tiếp theo để các chỉ tiêu trên đạt quy chuẩn.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-10
Chuyên mục
Bài viết