Bước đầu đánh giá tác động của tế bào gốc trung mô từ dây rốn trên mô hình chuột tổn thương gan do tắc mật

  • Minh Thư Nguyễn
  • Văn Trình Lê
  • Minh Thành Đặng
  • Hải Nhung Trương
Từ khóa: bệnh hẹp đường mật, chuột tắc mật, điều trị tắc mật, bệnh lý gan, liệu pháp tế bào gốc

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu quả của tế bào gốc trung mô trên mô hình chuột tổn thương gan do tắc ống dẫn mật. Phương pháp: Chuột Swiss được tiến hành phẫu thuật thắt ống dẫn mật (BDL) để gây bệnh xơ gan. Sau BDL 07 ngày, chuột được tiêm tế bào gốc trung mô từ mô dây rốn (umbilical cord blood-derived - UCB-MSC) với liều 5 x 105tb/con. Hiệu quả điều trị được đánh giá thông qua tỉ lệ sống chết, các chỉ số sinh hóa (AST, ALT, Albumin) và thay đổi cấu trúc mô học (nhuộm H&E), sự tích lũy collagen trong mô gan (nhuộm Sirius red), sự hoạt hóa tế bào hình sao (nhuộm hóa mô miễn dịch với marker α-SMA). Kết quả: Sau 12 ngày điều trị, so với nhóm đối chứng - PBS, chuột tiêm MSC có tỉ lệ sống cao (100%), giảm tổn thương gan (chỉ số sinh hóa men gan Alb, AST và ALT trung bình lần lượt là 2,016Dg/L, 432.9UI/L và 417.7UI/L), giảm diện tích xơ gan thông qua diện tích hoại tử trung bình là 7.529%, sự tích lũy collagen trong gan trung bình là 1.968% và tỷ lệ dương tính của protein α-SMA là 1.42725%. Kết luận: Bước đầu đánh giá được tính an toàn và hiệu quả điều trị chuột tổn thương gan do tắc ống dẫn mật bằng tế bào gốc trung mô (MSC).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-09-25
Chuyên mục
Bài viết