Ảnh hưởng của nhiệt độ nhiệt phân đến tính chất hóa lý của than sinh học từ trấu

  • Thị Minh Thảo Võ
  • Minh Khánh Nguyễn
  • Thị Hạnh Nguyên Nguyễn
  • Tuấn Anh Trần
  • Phạm Thị Ái Niệm Phạm
  • Tấn Đức Nguyễn
  • Ngọc Phi Nguyễn
  • Thị Bích Tuyền Nguyễn
  • Ngọc Ngân Đoàn
  • Ngọc Quốc Tường Trần
Từ khóa: diện tích bề mặt riêng, nhiệt phân, phổ kế hồng ngoại biến đổi fourir (ftir), than sinh học, trấu

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ nhiệt phân đến đặc tính hóa lý của than sinh học từ trấu nhằm ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ sinh học môi trường như làm chất mang trong sản xuất chế phẩm vi sinh và vật liệu lọc thân thiện với môi trường trong xử lý nước thải. Sử dụng các phương pháp phân tích thường quy, phân tích vật liệu (SEM, FTIR, XRD, BET) để đánh giá tính chất than sinh học từ trấu trong khoảng nhiệt phân từ 350 - 650°C. Khối lượng riêng, pH, EC, khả năng giữ nước và độ tro của than sinh học có xu hướng tăng khi nhiệt độ nhiệt phân tăng trong khi đó hiệu suất tạo than có xu hướng giảm mạnh. Kết quả phân tích cho thấy than sinh học sau khi nung ở 550°C có diện tích bề mặt riêng là 42.22m2/g. Thành phần nguyên tố chủ yếu là C (10.19%), O (52.74%) và Si (36.16%). Kết quả phân tích phổ kế hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR) cho thấy trên bề mặt than sinh học tồn tại liên kết O–H (tần số 3,443.88cm‒1), –CH3 (tần số 2,360cm‒1), –C=O hoặc C=C (tần số 1,600 - 1,650cm‒1), điểm điện tích không của than ở pHPZC 6.8. Giản đồ nhiễu xạ tia X thấy than sinh học từ trấu có dạng carbon vô định hình khi nung ở 55°C.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-09-25
Chuyên mục
Bài viết