Khảo sát hiệu quả xử lý nước sông Sa Đéc - Đồng Tháp bằng PAC kết hợp than hoạt tính

  • Nguyễn Thị Thanh Tuyền
  • Trần Thái Hà
  • Hồ Trâm Quốc Triệu
  • Đặng Thị Đoan Dung
  • Văn Từ Nhật Huy
Từ khóa: hiệu quả xử lý; PAC; Polymer; than hoạt tính

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh đánh giá khả năng xử lý nước mặt thuộc tuyến sông Tiền tại Thành phố Sa Đéc - Đồng Tháp bằng 02 phương pháp xử lý là dùng PAC + Polymer và dùng PAC + Polymer + Than hoạt tính. Hiệu quả xử lý nước được đánh giá thông qua bốn chỉ tiêu chất lượng nước: Tổng rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu oxi hóa học (COD), amoni (NH4+), độ đục. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của việc sử dụng PAC và Polymer xử lý độ đục, COD, TSS. Hiệu quả xử lý COD đạt đến 54.54%, hàm lượng amoni giảm đến 0.15mg/L, độ đục đã giảm còn 0.2NTU. Việc cho thêm than hoạt tính vào phản ứng càng làm tăng thêm hiệu quả xử lý COD, với hiệu quả lên đến 76.79%. Trong nghiên cứu này, với chỉ tiêu độ đục và TSS thì việc sử dụng keo tụ tạo bông kèm than luôn đạt được hiệu quả tốt, nước sau xử lý đạt QCVN 01 - 1:2018/BYT (Bộ Y tế, 2018). Tuy nhiên với chỉ tiêu COD và amoni thì vẫn chưa đảm bảo nước sau xử lý đạt giá trị cho phép quy định trong QCVN 01 - 1:2018/BYT (Bộ Y tế, 2018). Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng than hoạt tính giúp tăng cường hiệu quả xử lý, và có tiềm năng tiến tới giải pháp sử dụng hóa chất PAC ít hơn mà vẫn cho ra được hiệu quả xử lý tương đương.

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Tuyền

Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Trần Thái Hà

Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hồ Trâm Quốc Triệu

Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Đặng Thị Đoan Dung

Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Văn Từ Nhật Huy

Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-11-28
Chuyên mục
Bài viết