Khả năng chống oxy hóa và kháng viêm của chiết xuất cồn và nước từ thân cành cù đèn (Croton oblongifolius Roxb.)

  • Từ Khởi Thành
  • Ngô Hoàng Long
  • Phạm Thị Hải Hà
  • Châu Thị Nhã Trúc
Từ khóa: Croton obongifolious; chống oxy hóa; độc tính cấp đường uống; kháng viêm

Tóm tắt

Giới thiệu: Cù đèn (Croton oblongifolius Roxb.) thuộc họ Euphorbiaceae, là cây dược liệu phân bố ở nhiều nước trong vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Cù đèn được tìm thấy nhiều trong các bài thuốc dân tộc để hỗ trợ, chữa trị các bệnh viêm nhiễm khác nhau.

Vật liệu và phương pháp: Thân cành Cù đèn được chiết xuất bằng các phương pháp hồi lưu với các dung môi khác nhau. Khả năng bắt gốc tự do DPPH được thực hiện để khảo sát hoạt tính chống oxy hóa. Ngoài ra, các thí nghiệm khảo sát khả năng kháng viêm được thực hiện qua mô hình động vật in vivo bằng phương pháp độc tính cấp tính đường uống và cảm ứng carrageenan.

Kết quả: Dịch chiết cồn Cù đèn thể hiện hoạt tính chống oxy hóa khả quan với IC50 đạt được là 189.25 µg/ml. Kết quả độc tính cấp tính cho thấy Dmax của chiết xuất ACO và ECO lần lượt là 21 và 23.93 g/kg trọng lượng chuột và không có triệu chứng bất thường nào xảy ra ở động vật. Ngoài ra, dịch chiết cồn (0.24 g/kg) thể hiện khả năng kháng viêm mạnh khi so sánh cùng thuốc đối chiếu Celecoxib (25 mg/kg).

Kết luận: Những kết quả thu được đóng góp cho nền tảng nghiên cứu trong tương lai về các đặc tính kháng viêm, cũng như việc xác định cơ chế điều trị bệnh.

Tác giả

Từ Khởi Thành

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Ngô Hoàng Long

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Phạm Thị Hải Hà

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Châu Thị Nhã Trúc

Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-25
Chuyên mục
Bài viết