Đánh giá thành phần hóa học thực vật và hiệu quả ức chế sự nảy mầm hạt của cao chiết thô từ lá cây Ngũ sắc (Lantana camara L.) và cây Sài đất (Wedelia trilobata L.)

  • Trương Quốc Tất
  • Võ Nhựt Huế
  • Nguyễn Huỳnh Như Ý
  • Nguyễn Duy Khánh
Từ khóa: cao chiết; cây ngũ sắc, cây sài đất; cỏ lồng vực nước; ức chế cảm nhiễm

Tóm tắt

Cây ngũ sắc và sài đất là 02 loài thực vật mọc hoang dại và có đặc tính xâm lấn mạnh mẽ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác nhận sự hiện diện của một số thành phần hợp chất hóa học thực vật và khả năng ức chế sự nảy mầm hạt đối với hạt cỏ lồng vực nước, hạt cải củ và hạt cải xà lách của 02 loại cao chiết thô từ lá cây ngũ sắc và cây sài đất ở điều kiện in vitro. Kết quả nghiên cứu cho thấy cao chiết thô ethanol từ 02 nguyên liệu thực vật chứa đa dạng các hợp chất có tác dụng sinh học như phenolic, flavonoid và alkaloid. Cao chiết cây sài đất thể hiện khả năng ức chế sự nảy mầm đối với hạt cỏ lồng vực nước, cải củ và cải xà lách cao hơn cao chiết lá ngũ sắc. Ở nồng độ 5 mg/mL, mức độ ức chế sự nảy mầm hạt của cao chiết thô từ cây sài đất đối với hạt cỏ lồng vực nước, cải củ và cải xà lách đạt lần lượt là 84.83%, 82.59% và 96.57%. Từ đây, cây sài đất có thể được xem là một nguyên liệu thực vật có nhiều tiềm năng trong việc nghiên cứu các hợp chất có khả năng ức chế cỏ dại.

Tác giả

Trương Quốc Tất

Trường Đại học Tiền Giang, Tiền Giang, Việt Nam

Võ Nhựt Huế

Trường Đại học Tiền Giang, Tiền Giang, Việt Nam

Nguyễn Huỳnh Như Ý

Trường Đại học Tiền Giang, Tiền Giang, Việt Nam

Nguyễn Duy Khánh

Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-06-04
Chuyên mục
Bài viết