Mối quan hệ giữa mức đảm bảo an toàn vốn và lợi nhuận của các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam

  • Nguyễn Phúc Đình
  • Lưu Tiến Thuận
Từ khóa: lợi nhuận; lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu; mức đảm bảo an toàn vốn

Tóm tắt

Trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động, việc các ngân hàng thực hiện tốt việc duy trì mức đảm bảo an toàn vốn đúng tiêu chuẩn quốc tế theo thông tư do Ngân hàng Nhà nước ban hành không chỉ giúp bản thân ngân hàng phát triển bền vững, mà còn góp phần lành mạnh và nâng tầm hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thông qua dữ liệu nghiên cứu từ 30 Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2020, bài viết đã nghiên cứu mối quan hệ giữa mức đảm bảo an toàn vốn và lợi nhuận của các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa mức đảm bảo an toàn vốn và lợi nhuận của các Ngân hàng Thương mại. Mặt khác, tỷ lệ dư nợ cho vay, tỷ lệ vốn huy động, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, cùng với đó tỷ lệ hiệu quả quản lý chi phí có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Tương tự, một số biến kiểm soát như tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, biên lãi ròng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng tích cực đến mức đảm bảo an toàn vốn.

Tác giả

Nguyễn Phúc Đình

Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Hậu Giang, Hậu Giang, Việt Nam

Lưu Tiến Thuận

Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-10
Chuyên mục
Bài viết