Một số vấn đề về thành phố thông minh và vận dụng vào trường hợp thành phố Hồ Chí Minh

  • Võ Văn Sen
  • Võ Phúc Toàn
Từ khóa: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố thông minh, Barcelona, Seoul, Singapore

Tóm tắt

Hiện nay, 55% dân số thế giới đang sinh sống tại các khu vực đô thị. Đứng trước những áp lực về bùng nổ dân số và biến đổi khí hậu toàn cầu, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào giải quyết các vấn đề của các thành phố hiện đại để có thể phát triển bền vững và thịnh vượng là một xu thế tất yếu. Nhiều mô hình phát triển như thành phố xanh, thành phố toàn cầu, thành phố sống tốt, thành phố sáng tạo, thành phố sản xuất… đã được ứng dụng. Ra đời từ những thập niên 90 của thế kỷ XX và ngày càng trở nên phổ biến từ sau năm 2010, thành phố thông minh (smart city) đang trở thành mô hình phát triển được các thành phố trên thế giới lựa chọn. Nhiều thành phố đã chuyển đổi thành công sang mô hình này như Barcelona, Seoul, Singapore, Amsterdam… Không nằm ngoài xu thế đó, Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế, trung tâm văn hóa, xã hội của Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức về kinh tế, xã hội và tác động biến đổi khí hậu, đang cần một mô hình mới để phát triển. Từ tháng 11/2017, Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố đề án xây dựng thành phố thông minh giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến 2025. Bài viết này nhằm phân tích các vấn đề về thành phố thông minh, các mô hình thành công trên thế giới và các vấn đề cần quan tâm khi vận dụng vào trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-08-31
Chuyên mục
RESEARCH ARTICLE - SOCIAL SCIENCES