Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ: Khoa học Xã hội và Nhân văn https://vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KHXHNV <p><strong>Tạp chí của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh</strong></p> vi-VN Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ: Khoa học Xã hội và Nhân văn Một số kiến nghị nâng cao chất lượng đào tạo qua việc gắn kết giữa trường đại học và doanh nghiệp https://vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KHXHNV/article/view/50491 <p>Trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam, nhất là chất lượng đầu ra nhằm đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của thị trường lao động, chương trình và hoạt động đào tạo, nghiên cứu cần được cải tiến liên tục sao cho phù hợp với những thay đổi, đồng thời còn phải đi tiên phong dẫn dắt xã hội trong các lĩnh vực đào tạo. Hơn nữa, do xu hướng đại chúng hoá giáo dục đại học, nhiều sinh viên tốt nghiệp không làm việc trong môi trường nghiên cứu hàn lâm cần được trang bị rất nhiều loại kỹ năng phù hợp với bối cảnh nghề nghiệp khác nhau mà nhà trường đại học chưa nắm bắt kịp trong suốt quá trình đào tạo, đặc biệt là các kinh nghiệm thực tiễn. Bài<br>viết trước tiên (1) khái quát cơ sở lý luận về sự gắn kết giữa trường đại học và doanh nghiệp hay thị trường lao động nói chung cũng như nguyên lý xây dựng chương trình đào tạo, chương trình nghiên cứu theo yêu cầu các bên liên quan, tiếp theo (2) trình bày một số hình thức và hoạt động gắn kết với các loại nhà tuyển dụng đa dạng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học đối với người dạy, người học và nhà quản lý qua một số trường hợp tiêu biểu trong các chương trình đào tạo đã được đánh giá theo Bộ Tiêu chuẩn AUN-QA trong Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và sau cùng (3) đưa ra một số kiến nghị đề xuất đẩy mạnh, phát triển sự gắn kết với nhà tuyển<br>dụng, tranh thủ các khả năng đóng góp của họ để nâng cao chất lượng đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học trong nhà trường đại học Việt Nam thời kỳ hội nhập.</p> Nguyễn Duy Mộng Hà Bùi Ngọc Quang Bản quyền (c) 2020 Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ: Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn 2020-09-07 2020-09-07 4 1 269 269 Thực trạng phát triển nghề công tác xã hội tại các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh https://vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KHXHNV/article/view/50494 <p>Công tác xã hội bệnh viện là một trong những lĩnh vực quan trọng trong công tác xã hội. Ở Việt Nam, công tác xã hội bệnh viện thật sự được triển khai sau khi có đề án phát triển nghề công tác xã hội trong bệnh viện của Bộ y tế giai đoạn 2011 – 2020 và thông tư 43/2015/TT-BYT hướng dẫn hình thức tổ chức và thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện. Do còn non trẻ, vì vậy việc phát triển nghề công tác xã hội bệnh viện ở Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng còn rất nhiều vấn đề cần phải bàn luận. Nghiên cứu về thực trạng phát triển nghề công tác xã hội tại các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu chính:<br>định lượng (tổng mẫu là 120) và định tính (tổng mẫu là 15) tại các phòng/tổ công tác xã hội trên 3 tuyến bệnh viện: quận/huyện, thành phố và trung ương. Kết quả nghiên cứu đã phác thảo khái quát được thực trạng triển khai và hiệu quả của các hoạt động công tác xã hội tại các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh: các bệnh viện hiện đều có phòng/tổ công tác xã hội trên tất cả các tuyến từ quận/huyện tới tuyến thành phố và tuyến trung ương. Các hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ người bệnh, thân nhân người bệnh diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức. Nhận thức về vai trò của công tác xã hội của Ban quản lý/Ban giám đốc, nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người<br>bệnh ngày càng tăng cao… Tuy nhiên, bên cạnh vẫn còn những khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động công tác xã hội đúng chuyên môn, phương pháp, còn thiếu hụt nhân sự nhân viên xã hội đúng chuyên ngành, các dịch vụ công tác xã hội dành cho nhân viên y tế hầu như chưa được triển khai và thực hiện… Trên cơ sở này, chúng tôi cũng đưa ra các đề xuất về giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển một cách chuyên nghiệp nghề công tác xã hội trong bệnh viện.</p> Nguyễn Thị Thanh Tùng Bản quyền (c) 2020 Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ: Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn 2020-09-07 2020-09-07 4 1 278 278 So sánh cụm danh từ trong tiếng Stiêng và tiếng Việt https://vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KHXHNV/article/view/50505 <p>Bài viết này trình bày những đặc điểm cấu tạo của cụm danh từ trong tiếng Stiêng, từ đó có thể chỉ ra những điểm tương đồng và những điểm dị biệt giữa cụm danh từ trong tiếng Stiêng với cụm danh từ trong tiếng Việt. Cụm danh từ trong tiếng Stiêng cũng gồm có ba phần: phần trung tâm, phần phụ trước và phần phụ sau. Một cụm danh từ trong tiếng Stiêng cũng có chức năng tham gia làm thành phần kiến tạo nên câu, nó có thể đảm nhiệm vai trò làm thành phần nòng cốt chính trong câu tiếng Stiêng. Tùy theo hoàn cảnh sử dụng trong giao tiếp, nó có thể&nbsp; khuyết thành phần<br>phụ trước hoặc thành phần phụ sau nhưng không thể khuyết thành phần trung tâm. Phần trung tâm là những danh từ khối như danh từ đơn thể, tổng thể hay trừu tượng. Phần phụ trước gồm danh từ số lượng, số từ hay danh từ đơn vị. Còn phần phụ sau danh từ trung tâm có thể là một danh từ, động từ, đại từ, cụm từ và thường có từ chỉ định đi kèm phía sau. Mối quan hệ trong cấu trúc của cụm danh từ tiếng Stiêng là mối quan hệ hạn định. Các thành tố phụ trong cụm danh từ hạn định danh từ làm thành tố chính về mặt như xác định tính chất, số lượng hay quyền sở hữu của danh từ đó. Tiếng Stiêng là một ngôn ngữ thuộc tiểu nhóm Bahnar Nam, họ Nam Á. vì vậy chúng có nhiều nét tương đồng với các ngôn ngữ cùng nhóm như Kơho, Mnông, Mạ và Chrau do cùng thuộc họ Nam Á nên chúng có mối liên hệ chặt chẽ với tiếng Việt</p> Phan Thanh Tâm Bản quyền (c) 2020 Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ: Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn 2020-09-07 2020-09-07 4 1 287 287 Tìm hiểu về hình thức mộ gia đình “ie haka” của Nhật Bản hiện nay - Thông qua khảo sát về mộ gia đình tại thành phố lớn (Osaka, Tokyo) Nhật Bản https://vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KHXHNV/article/view/50506 <p>Bài viết nghiên cứu về hình thức mộ gia đình "ie haka'' của Nhật Bản. Chôn cất tro cốt hỏa táng vào mộ gia đình chính là giai đoạn 2 của phương thức hỏa táng - phương thức mai táng được thực hiện hơn 90% tại Nhật Bản. Kế thừa thành tựu trước đây, và dựa trên kết quả điều tra thực tế của tác giả, tìm hiểu làm rõ đặc điểm, khuynh hướng của mộ gia đình chính là mục tiêu nghiên cứu của tác giả. Trong đó, nhấn mạnh đến "tính chất truyền thống'' vốn là điểm tranh luận của các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về mộ gia đình "ie haka''. Thông qua đó, có thể hiểu rõ phương thức mai táng, cũng như ý thức tôn giáo, văn hóa gia đình của Nhật Bản hiện nay. Tại Nhật Bản, trong<br>bối cảnh hiện nay nhiều yếu tố ảnh hưởng như cấu trúc gia đình, sinh tử quan,v.v... thay đổi, tìm hiểu về phương thức mai táng, trong đó bao gồm hình thức mộ gia đình "ie haka'' thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Có thể nói đề tài này cũng chính là chìa khóa để có thể tìm hiểu về văn hóa xã hội Nhật Bản, nhưng cho đến nay hầu như chưa đươc nghiên cứu tại Việt Nam. Với nghiên cứu của mình, tác giả hy vọng sẽ đóng góp vào việc tìm hiểu về Nhật Bản. Và liên hệ với Việt Nam; trong bối cảnh hỏa táng đang ngày càng được tiếp nhận với những thay đổi trong phong tục xử lý thi thể thổ táng sang xử lý tro cốt hỏa táng qua đó sẽ tìm thấy được những nét<br>tương đồng cũng như kinh nghiệm, áp dụng trường hợp của Nhật Bản trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tại Việt Nam</p> Nguyễn Thị Hoài Châu Bản quyền (c) 2020 Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ: Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn 2020-09-07 2020-09-07 4 1 293 293 Tiềm năng và định hướng xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù phục vụ phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông https://vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KHXHNV/article/view/50508 <p>Nghị quyết 08–NQ/TW của Bộ Chính trị về việc phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương khai thác tài nguyên phát triển hoạt động du lịch, đóng góp tăng trưởng thu nhập cho người dân. Trong bối cảnh đó, Đắk Nông đã có những nỗ lực chuyển đổi kinh tế địa phương, thông qua việc đầu tư cho du lịch. Tuy nhiên, trong sự tương quan vừa cạnh tranh vừa phối hợp với các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Đắk Nông cần xác định hướng đi riêng để tăng tính cạnh tranh trong phát triển du lịch. Dựa trên cơ sở lý luận về sức thu hút của điểm đến,nhóm tác giả xác định việc xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù để tiếp thị hình ảnh điểm đến và tạo sức hút cho các điểm du lịch tại Đăk Nông là cần thiết. Thông qua phân tích các tài liệu thứ cấp và phỏng vấn sâu để phân tích tiềm năng và đánh giá thực trạng phát triển du lịch của địa phương, kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng du lịch của Đăk Nông vẫn chưa được khai thác một cách hiệu quả. Trong thời gian tới, việc khai thác các tài nguyên từ Công viên địa chất Đắk Nông sẽ là yếu tố chủ lực để tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù, quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh&nbsp;</p> Ngô Thanh Loan Lê Hữu Nghĩa Bản quyền (c) 2020 Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ: Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn 2020-09-07 2020-09-07 4 1 305 305 Quá trình Âu hóa ở Hà Nội đầu thế kỷ XX - Nhìn từ sự biến động vị thế của người phụ nữ https://vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KHXHNV/article/view/50510 <p>Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX là khoảng thời gian văn hóa phương Tây có ảnh hưởng một cách đặc biệt mạnh mẽ đối với các quốc gia ở khu vực Đông Á. Nhu cầu tìm thị trường, mở rộng thuộc địa của các nước phương Tây đã khiến cho hầu hết các quốc gia của khu vực Đông Á đã trở thành hoặc đang đứng trước nguy cơ trở thành thuộc địa của phương Tây. Hoàn cảnh lịch sử này buộc các quốc gia ở khu vực Đông Á dù muốn hay không cũng đều phải "Âu hóa", phải tiếp thu các yếu tố của văn minh phương Tây để tồn tại. Tuy nhiên, mức độ thành công hay thất bại, quá trình Âu<br>hóa ấy có để lại di chứng, có tạo nên sự biến động, đảo lộn các giá trị văn hóa hay không, và mức độ biến động, đảo lộn giá trị nhiều hay ít, mạnh hay yếu là phụ thuộc vào đặc trưng văn hóa và cách thức thực hiện quá trình Âu hóa ở mỗi quốc gia. Không nằm ngoài quy luật đó, ở Việt Nam đầu thế kỷ XX dưới tác động của quá trình Âu hóa, các đô thị lớn – đặc biệt là Hà Nội - đã dần chuyển mình từ một thành thị phong kiến trung đại sang dáng dấp một đô thị hiện đại. Thông qua việc tìm hiểu sự biến động vị thế của người phụ nữ Hà Nội trong quá trình Âu hóa đầu thế kỷ XX trên bốn phương diện thời gian, không gian, chủ thể, và cách thức thực hiện, bài viết rút ra những nguyên nhân, đặc trưng, quy luật, xu hướng của sự biến động giá trị văn hóa ở đô thị Hà Nội đầu thế kỷ XX dưới tác động của quá trình Âu hóa.</p> Nguyễn Thị Thúy Vy Bản quyền (c) 2020 Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ: Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn 2020-09-07 2020-09-07 4 1 238 238 Biển và Chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn: Nhìn từ phê bình xã hội học https://vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KHXHNV/article/view/50471 <p>Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn là một tác phẩm đặc biệt. Đặc biệt, không chỉ bởi vì tác phẩm vinh dự đoạt giải Henri Queffenlec tại Pháp năm 2012, trở thành niềm tự hào của nền văn học đương đại Việt Nam. Hơn hết, Biển và chim bói cá là quyển tiểu thuyết ghi dấu chặng đường "hồi sinh từ cõi chết" của cây bút Bùi Ngọc Tấn, sau hơn 5 năm tù không án và 20 năm quay quắt đau đớn sợ đọc, sợ viết.<br>Là một nhà văn có hoàn cảnh đặc biệt, văn chương Bùi Ngọc Tấn chưa bao giờ tách rời nhịp thở với những biến động xã hội. Biển và chim bói cá, giống như một tiểu vũ trụ, một diễn ngôn toàn cảnh chứa đựng tất cả tình yêu thương lẫn nỗi ưu tư, đau xót của một thế hệ con người sống giữa quá nhiều biến cố và xung đột ý thức hệ. Vượt lên trên tất cả những hạn định ngoại văn học, tinh thần cầm bút của Bùi Ngọc Tấn khi viết Biển<br>và chim bói cá là một hiện tượng rất đáng trân trọng. Đây được xem như một quyển tiểu thuyết hiện thực đường hoàng, ngay thẳng, kiên định phơi bày ra ánh sáng một thế giới còn nằm sâu trong bóng tối, bên dưới những vàng son và khẩu hiệu. Ở đó, có những con người lương thiện bị vùi sâu dưới đáy, bị giày xéo quằn quại, âm thầm sống và âm thầm chết. "Chữ" của Bùi Ngọc Tấn, là một hợp âm của rất nhiều "chữ" khác được xướng lên từ hàng ngàn, hàng vạn kiếp phù sinh vô danh cùng thời đại. Nó vừa tinh khôi, vừa cay đắng, vừa là tiếng thở dài khắc khoải, nặng trĩu những trầm luân, vừa là kết tinh của tình yêu cuộc sống lẫn niềm tin và khát vọng biến cải xã hội.<br>Lựa chọn tiếp cận tác phẩm bằng phương pháp phê bình xã hội học, chúng tôi muốn tập trung nghiên cứu mối quan hệ đặc biệt giữa đời sống và đời viết của Bùi Ngọc Tấn, được kết tinh thông qua tác phẩm. Từ đó, tạo điều kiện để tìm hiểu sâu hơn giá trị di sản văn học Bùi Ngọc Tấn; về tâm thái đạo đức hay sự ý thức về vai trò xã hội của chính nhà văn trong quá trình sáng tác; về những khát vọng và tính khả dụng của khát vọng dùng văn học để cải tạo xã hội mà người nghệ sĩ Bùi Ngọc Tấn đã dành trọn một đời để ấp ủ.</p> Nguyễn Thị Thảo Ngân Bản quyền (c) 2020 Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ: Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn 2020-09-07 2020-09-07 4 1 226 226 Phát triển đội ngũ giảng dạy theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực dựa trên năng lực tại Trường Đại học Sài gòn và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh https://vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KHXHNV/article/view/50490 <p>Quản lí nguồn nhân lực dựa trên năng lực là một xu thế tất yếu trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học hiện nay. Chất lượng giáo dục ngày càng được chú trọng và việc nâng cao chất lượng đội ngũ quản lí và giảng dạy trở thành một mục tiêu trong kế hoạch chiến lược của một trường đại học. Điều này dẫn đến việc một trường đại học cần xác định nhóm năng lực cốt lõi và xây dựng khung năng lực tương thích với chiến lược của nhà trường để thúc đẩy việc thực hiện đổi mới và phát triển mọi mặt của nhà trường. Tùy theo bối cảnh kinh tế - xã hội và điều kiện của từng cơ sở giáo dục, những người quản lí lựa chọn hay kết hợp các tiếp cận quản lí nguồn nhân lực vào hoạt động phát triển đội ngũ giảng dạy chất lượng, góp phần thúc đẩy khả năng thích nghi của cơ sở giáo dục với xu hướng đổi mới giáo dục trong nước và trên thế giới. Dựa trên các lí thuyết về quản lí nguồn nhân lực, bài viết trình bày về thực trạng quản lí nguồn nhân lực, cụ thể là phát triển đội ngũ giảng dạy tại 2 khoa của 2 trường đại học lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, bài viết phân tích và đưa ra một số đề xuất để triển khai việc quản lí nguồn nhân lực dựa trên năng lực nhằm nâng cao chất lượng dạy học của trường đại học và đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo Việt Nam thế kỉ 21.</p> Trần Bảo Ngọc Lê Thị Thanh Thủy Bản quyền (c) 2020 Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ: Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn 2020-09-07 2020-09-07 4 1 247 247 Lý thuyết về hành động giao tiếp của Jürgen Habermas với vấn đề tôn giáo trong không gian công https://vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KHXHNV/article/view/50511 <p>Bài viết tổng quan các luận điểm chính trong lý thuyết về hành động giao tiếp của J.Habermas, xác định ba chức năng mà hành động giao tiếp có thể thực hiện là: được sử dụng để truyền đạt thông tin, thiết lập mối quan hệ xã hội với người khác, diễn đạt những ý kiến hay cảm xúc của một người. Bằng sự phân tích phạm trù "lý tính giao tiếp'' với vấn đề tôn giáo trong không gian công, trong mối quan hệ với ngôn ngữ, đạo đức học diễn ngôn, cho thấy không gian công chính là môi trường diễn ra các đối thoại về mọi lĩnh vực, nhằm đáp ứng các nhu cầu của công dân. (Theo J.Habermas, Kant là triết gia đầu tiên đưa ra khái niệm không gian công với "cấu trúc lý thuyết đã hoàn thành" trong bài viết về triết học chính trị, có tựa đề "Khai minh là gì"?) Các tôn giáo có thể không tác động trực tiếp đến chính trị nhưng vẫn mang chức năng định hướng trong xã hội. J. Habermas xác định tôn giáo không thể bị giới hạn trong khu vực riêng tư, mà phải tham gia tích cực vào không gian công, nơi diễn ra các tương giao và đối thoại, như một xúc tác cho quá trình liên đới tồn tại, để mang lại một sức sống mới cho thế giới. Đó là nơi vừa có thể đối thoại, vừa có thể gắn kết các&nbsp; thành viên trong xã hội. Lý thuyết giao tiếp của J.Habermas là sự suy tư đậm tính trăn trở thời cuộc và ẩn chứa tinh thần nhân văn sâu sắc.</p> Trần Kỳ Đồng Bản quyền (c) 2020 Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ: Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn 2020-09-07 2020-09-07 4 1 217 217 Giá trị nội dung của kịch bản tuồng Nam bộ trước 1945 https://vjol.info.vn/index.php/DHQGHCM-KHXHNV/article/view/50513 <p>Đã tồn tại ở Nam Bộ từ&nbsp; lâu đời, trở thành món ăn tinh thần hấp dẫn trong nhiều thế kỷ, để lại hàng chục kịch bản có giá trị văn chương, nhưng tuồng đang dần dần mất vị thế của mình bởi nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nghiên cứu những giá trị nội dung của kịch bản tuồng sẽ góp phần giúp chúng ta cảm nhận được cái hay, cái đẹp để hiểu và quan tâm hơn về loại hình nghệ thuật này. Giá trị nội dung của tuồng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tuy vậy các tác giả chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tuồng Việt Nam nói chung hoặc là nghiên cứu cụ thể ở một số tác phẩm như Kim Thạch kỳ duyên, Sơn hậu … Các nhà nghiên cứu chưa tập trung khai thác những vấn<br>đề của kịch bản tuồng ở Nam Bộ một cách khái quát. Vì vậy trong bài viết này chúng tôi muốn có một cái nhìn tổng quan về những giá trị về nội dung của tuồng ở khu vực này. Giá trị nội dung của kịch bản Tuồng Nam Bộ trước 1945 được chúng tôi phân chia thành ba nhóm như sau: Đề cao giá trị trung, hiếu, tiết, nghĩa; Phê phán đạo đức suy thoái trong xã hội; Ca ngợi tình yêu thủy chung trong thời loạn lạc. Tuy nhiên, do những hạn chế về mặt tư liệu cho nên chúng tôi chỉ nghiên cứu khái quát nội dung của tuồng dựa trên những văn bản tuồng hiện còn vì vậy bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế.</p> Nguyễn Thị Huyền Trang Bản quyền (c) 2020 Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ: Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn 2020-09-07 2020-09-07 4 1 261 261