Một số đặc điểm hóa lí và động học của lớp trầm tích bề mặt trong các thảm thực vật ngập mặn ven sông Tiền, tỉnh Tiền Giang

  • Nguyễn Đức Hưng
  • Phạm Văn Ngọt
  • Nguyễn Văn Duy
Từ khóa: trầm tích bề mặt, thảm thực vật ngập mặn ven sông, độ cao, động học thẳng đứng, sông Tiền

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện để khảo sát các đặc tính hóa lý và động học theo chiều thẳng đứng của trầm tích bề mặt (0–5 cm) trong các thảm thực vật ngập mặn ven sông Tiền, tỉnh Tiền Giang. Các thảm rừng ngập mặn ven sông phân bố từ vùng mặn nhiều (tuyến S1 và S2) đến vùng mặn vừa (tuyến S3 và S4) đến vùng mặn ít (tuyến S5). Ba ô mẫu tiêu chuẩn (10x10 m) trong mỗi tuyến khảo sát được thiết lập dựa trên độ cao của nền rừng (cm + mực nước biển trung bình) và loài thực vật ưu thế. Tổng số 28 mẫu trầm tích được thu thập trong tháng 12/2016 và tháng 4/2017. Sự biến đổi theo mùa của độ pH, thế oxy hóa khử (Eh), độ dẫn điện của dịch chiết bão hòa (ECse), dung trọng, chất hữu cơ trong trầm tích (SOM) và tổng lưu huỳnh (TS) được đo đạc theo các phương pháp tiêu chuẩn. Xu hướng mùa của sự xói mòn và bồi tụ theo chiều thẳng đứng được đánh bằng phương pháp que đánh dấu. Các giá trị ECse và hàm lượng TS cao hơn trong mùa khô và trong những tuyến gần cửa sông (S1, S2 và S3) nhưng các xu hướng này không được tìm thấy đối với thông số pH, Eh và SOM. Trong hầu hết các thảm thực vật ngập mặn ven sông Tiền, độ cao thấp (0–50 cm) là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến Eh và ECse. Vào mùa mưa, những thay đổi lớn về xói mòn và bồi tụ theo chiều thẳng đứng đã xuất hiện ở các tuyến gần cửa sông.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-09-22
Chuyên mục
BÀI NGHIÊN CỨU