Bụi PM2.5 ở Thành phố Hồ Chí Minh: Phân tích hiện trạng và quy luật biến đổi theo thời gian dựa trên số liệu đo liên tục 2013-2017

  • Dương Hữu Huy
  • Nguyễn Đoàn Thiện Chí
  • Nguyễn Lý Sỹ Phú
  • Tô Thị Hiền
Từ khóa: bụi PM2.5, Thành phố Hồ Chí Minh, ô nhiễm không khí

Tóm tắt

Đánh giá được mức độ nguy hại của ô nhiễm bụi PM2.5 lên sức khỏe con người và môi trường sinh thái, kể từ năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thêm chỉ số này vào Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05:2013/BTNMT. Tuy nhiên các báo cáo về hiện trạng và quy luật biến đổi theo thời gian của chỉ số này dựa trên số liệu đo liên tục trong khoảng thời gian dài ở Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) còn rất hạn chế. Vì vậy mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích hiện trạng và quy luật biến đổi theo thời gian của bụi PM2.5 ở trung tâm Tp.HCM từ năm 2013 đến 2017. Dựa trên số liệu đo liên tục ở trạm quan trắc không khí tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, kết quả của nghiên cứu này cho thấy hàm lượng bụi trung bình trong khoảng thời gian này là 28,0 ± 18,1 µg/m³. Hàm lượng bụi trung bình qua các năm ở Tp.HCM đều vượt quá Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 05:2013) và Tổ chức y tế thế giới WHO. Phân tích quy luật biến đổi theo thời gian trong ngày cho thấy hàm lượng bụi cao nhất xảy ra ngay sau giờ cao điểm buổi sáng và thấp nhất vào giữa đêm. Giữa các tháng trong năm cũng cho thấy sự biến đổi rõ rệt, hàm lượng bụi cao vào các tháng mùa khô và thấp vào các tháng mùa mưa. Kết quả này cho thấy vai trò quan trọng của các cơn mưa trong việc làm giảm ô nhiễm bụi. Cuối cùng, dựa trên phân tích đường đi của các khối khí kết thúc tại vị trí trạm quan trắc, nghiên cứu này cho thấy các khối khí từ hướng Bắc và Đông Bắc bắt nguồn từ Trung Quốc và đi qua các tỉnh có hoạt động công nghiệp mạnh như Bình Dương và Đồng Nai có hàm lượng bụi cao.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-09-25
Chuyên mục
BÀI NGHIÊN CỨU