Nhiếp Trân Chiêu và lý thuyết phê bình luân lý học văn học

  • Nguyễn Anh Dân

Abstract

Tóm tắt: Phê bình luân lý học văn học là một phương pháp nghiên cứu, phê bình văn học mới do học giả nổi tiếng Trung Quốc Nhiếp Trân Chiêu sáng tạo ra đầu thế kỉ 21 trên cơ sở tiếp nhận linh hoạt phê bình luân lý phương Tây kết hợp với truyền thống đạo đức học phong phú của Trung Quốc. Phương pháp này nhấn mạnh đến lập trường luân lý, yêu cầu nhà nghiên cứu quay về hiện trường lịch sử, luân lý đặc thù để bình giá văn học, từ đó đưa ra những bài học, khải thị về đạo đức, luân lý cho độc giả. Với việc nhấn mạnh đến chức năng giáo dục/giáo huấn của văn học, phê bình luân lý học văn học đã tạo thành một trường phái nhân văn mới trong nghiên cứu văn học. Sự tiên phong của Nhiếp Trân Chiêu cùng với những nỗ lực không ngừng của các đồng nghiệp Trung Quốc và quốc tế đã từng bước đưa phê bình luân lý học văn học từ một lý thuyết mang tính thử nghiệm, “địa phương” trở thành một công cụ khả dụng, “quốc tế” cho văn giới. Bài viết này là một cái nhìn tổng quan về phê bình luân lý học văn học và người sáng lập ra nó: Nhiếp Trân Chiêu.

Từ khóa: Nhiếp Trân Chiêu, phê bình luân lý học văn học, văn học nước ngoài, luân lý, giáo dục.
điểm /   đánh giá
Published
2018-12-12