Từ láy nôm trong văn bản Nhị độ mai tinh tuyển

  • Võ Thị Ngọc Thúy

Abstract

Tóm tắt: Từ láy là một loại từ vựng quan trọng được sử dụng nhiều trong các truyện thơ Nôm Việt Nam, có tác dụng tạo sự cân đối, mượt mà và tính nhạc, tính hình tượng cho lời thơ, qua đó để lại những ấn tượng sâu sắc cho độc giả. Từ láy trong truyện Nôm Nhị độ mai tinh tuyển 1887 (NĐMTT) ngoài những thuộc tính văn học trên còn được chúng tôi khảo sát từ góc độ ngữ âm và văn tự. Từ láy trong NĐMTT có đầy đủ dạng từ lặp, từ song thanh và từ điệp vận, trong đó, loại láy phụ âm đầu (song thanh) chiếm đa số. Về mặt chữ viết, từ láy có cách ghi Nôm đặc trưng là sử dụng chung kí hiệu phụ hoặc thành tố biểu ý. Đây đồng thời là dấu hiệu nhận biết từ láy trong các văn bản Nôm, nhất là ở giai đoạn hậu kì. Về mặt ngữ âm, dựa vào sự thay đổi thành tố biểu âm trong cách ghi một số từ láy của NĐMTT so với các văn bản khác, cũng có thể thấy những diễn biến về ngữ âm tiếng Việt cuối thế kỉ XIX. Đó là biến âm trong các từ lặp xảy ra do sự dị hóa âm cuối và thanh điệu như sảng sảng thành sang sảng, vẳng vẳng thành văng vẳng,... Hoặc sự thay đổi các mô hình ghi âm âm đầu từ các mô hình cổ thành các mô hình mới như thành x>s, s>s như trong từ láy sùi sụt (ghi bằng xuy suất thay vì lỗi đột).

Từ khóa: từ láy, dị hóa, truyện Nôm
điểm /   đánh giá
Published
2018-12-12