Cải cách giáo dục của Hà Lan ở thuộc địa Indonesia (1893-1901)

  • Nguyễn Hữu Phúc

Abstract

Tóm tắt: Từ cuối những năm thế kỷ XIX, sự thay đổi có tính chất bước ngoặt trong chính sách cai trị của Hà Lan ở thuộc địa Indonesia đã tạo ra một diện mạo mới về bức tranh giáo dục thuộc địa Indonesia. Đó là vào năm 1893, chính quyền thực dân bắt đầu xây dựng hệ thống “giáo dục kép” tại đây. Đến năm 1901 với sự ban hành “Chính sách đạo đức” một lần nữa đã thể hiện sự quan tâm của chính quyền thực dân Hà Lan vào sự phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí cho người dân bản xứ thông qua thiết lập, củng cố và mở rộng hệ thống giáo dục theo kiểu phương Tây. Từ thời gian này, hệ thống giáo dục tại Indonesia được củng cố và mở rộng, nhà nước thuộc địa bắt đầu thiết lập hệ thống giáo dục cao đẳng và đại học công lập, nhất là các ngành y tế, nông nghiệp và luật pháp. Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những nội dung về sự hình thành, mở rộng hệ thống giáo dục và những tác động tại Indonesia thông qua cuộc cải cách giáo dục năm 1893 của chính quyền thực dân Hà Lan.

Từ khóa: Cải cách, giáo dục, Indonesia, Hà Lan

điểm /   đánh giá
Published
2018-12-12