ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH TRONG NGHIÊN CỨU PHÂN BỐ NỒNG ĐỘ BỤI PM10 TRÊN ĐỊA BÀN CÁC QUẬN NỘI THÀNH HÀ NỘI

  • Doãn Hoài Trang
  • Đặng Vũ Khắc
  • Nguyễn Khắc Anh
  • Phạm Thanh Hải
Từ khóa: PM10, chất lượng không khí, viễn thám, Landsat 8 OLI, hồi quy tuyến tính.

Tóm tắt

Nghiên cứu này ứng dụng hàm hồi quy tuyến tính vào ảnh vệ tinh Landsat 8 OLI và dữ liệu đo bụi mặt đất để thành lập bản đồ phân bố nồng độ bụi PM10, qua đó hỗ trợ việc giám sát và đánh giá chất lượng không khí tại các quận nội thành Hà Nội. Nồng độ bụi
PM10 được ước tính dựa trên mối tương quan giữa phản xạ khí quyển được xác định từ các kênh ảnh thu chụp trong dải nhìn thấy của vệ tinh Landsat 8 OLI với nồng độ bụi PM10 được đo tại mặt đất. Thông qua phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính, chúng tôi đã tìm được hàm hồi quy phù hợp nhất tương ứng với giá trị R lớn (0,971) và sai số toàn phương trung bình – root mean square error thấp (RMSE = 7,75 μg/m3) do nó thể hiện sự khác biệt
giữa nồng độ bụi PM10 đo được trên mặt đất và nồng độ bụi PM10 tính được từ ảnh vệ tinh. Kết quả nhận được cho thấy một số khu vực có nồng độ PM10 rất cao, đạt tới trên 300 μg/m3; chúng phân bố rải rác xung quanh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các trục lộ giao thông nơi có mật độ giao thông cao hay có các công trình đang x ây dựng, các khu đô thị mới và các dự án đang thi công. Trong khi đó, một số nơi ở ven đô có nồng độ PM10 thấp hơn nhiều, chỉ tới 50 μg/m3 phân bố ở phía tây bắc, đông bắc của trung tâm thành phố.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-11-20
Chuyên mục
BAI BÁO