ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG RỪNG NGẬP MẶN TỈNH CÀ MAU TRÊN CƠ SỞ ẢNH VỆ TINH GIAI ĐOẠN 1988 - 2018

DOI: 10.18173/2354-1059.2021-0021

  • Phùng Thái Dương
  • Tôn Sơn
Từ khóa: biến động, rừng ngập mặn, tỉnh Cà Mau, viễn thám.

Tóm tắt

Trên cơ sở sử dụng phương pháp thực địa, phương pháp xử lí ảnh vệ tinh, hệ thống phân loại thực phủ khu vực nghiên cứu, khóa giải đoán cho khu vực nghiên cứu, phân loại và xử lí sau phân loại, bài báo chia sẻ cách khai thác và xử lí ảnh vệ tinh đa thời gian trong đánh giá biến động diện tích rừng. Tư liệu ảnh viễn thám Landsat 4, 5 TM và Landsat 8 OLI được sử dụng để đánh giá biến động diện tích rừng ngập mặn (RNM) tỉnh Cà Mau qua các giai đoạn 1988 - 1998, 1998 - 2013, 2013 - 2018 và 1988 - 2018. Kết quả giải đoán ảnh viễn thám năm 1988, 1998, 2013 và 2018 và kết quả chồng xếp các bản đồ nói trên cho thấy: trong khoảng thời gian 30 năm từ 1988 đến 2018, tổng diện tích RNM ở tỉnh Cà Mau đã giảm 28% so với ban đầu, với 71.093,3 ha năm 1988 giảm xuống còn 51.363,5 ha năm 2018, giảm đi 19.729,8 ha. Tốc độ phục hồi của RNM thấp hơn 2 lần so với tốc độ biến mất của chúng. Cụ thể là, từ năm 1988 đến năm 2018 RNM biến mất trên diện tích 42.534,9 ha và xuất hiện mới trên diện tích 22.805 ha, chỉ có 12.154,5 ha RNM không thay đổi. Sự biến động diện tích RNM ở tỉnh Cà Mau có liên quan đến quá trình chặt phá rừng để đào ao nuôi tôm, sạt lở bờ biển, sự hình thành RNM trên các vùng đất mới bồi ven biển, các cồn đất ở vùng cửa sông, cũng như việc trồng mới RNM trong các ao nuôi tôm kém hiệu quả. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-07-21
Chuyên mục
BAI BÁO