NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG SỐNG TỰ NHIÊN CỦA LOÀI CÀ CUỐNG Lethocerus indicus (LEPELETIER ET SEVILLE, 1775) (HEMIPTERA: BELOSTOMATIDAE) GÓP PHẦN BẢO TỒN LOÀI CÔN TRÙNG NƯỚC QUÝ HIẾM CÓ TÊN TRONG SÁCH ĐỎ VIỆT NAM

DOI: 10.18173/2354-1059.2021-0075

  • Sakkouna Phommavongsa
  • Nguyễn Phan Hoàng Anh
  • Vũ Quang Mạnh
Từ khóa: Cà cuống Lethocerus indicus, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phân bố, sinh cảnh, tỉ lệ đực cái.

Tóm tắt

Nghiên cứu về môi trường sống tự nhiên và phân bố của cà cuống Lethocerus indicus đã được thực hiện tại nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Kết quả cho thấy: Cà cuống phân bố ở 5 loại sinh cảnh chính: SC1 (Sinh cảnh nước chảy sông, suối và kênh), SC2 (Sinh cảnh nước không hoặc ít chảy ao, hồ và đầm), SC3 (Sinh cảnh ruộng lúa nước hay cây thủy sinh), SC4 (Sinh cảnh nước đọng trong hay ven trong ruộng lúa nước hay cây thủy sinh) và SC5 (Sinh cảnh sống khác như trên cạn, trôi theo dòng nước, nấp trong hang đất ven sinh cảnh thủy sinh). Số lượng của cà cuống giảm dần theo thứ tự các sinh cảnh gồm SC3 > SC4 > SC2 > SC5 > SC1. Ruộng lúa nước SC3 là nơi cư trú thích hợp nhất của loài cà cuống. Có sự tương đồng trong phân bố của cà cuống đực và cái ở các sinh cảnh nghiên cứu. Tỉ lệ cà cuống đực và cái gặp ở các sinh cảnh nghiên cứu là 1,0 so với 2,3. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-02-21
Chuyên mục
BAI BÁO