CHÍNH SÁCH CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG (THẾ KỈ XVII – XVIII)

  • Trần Văn Kiên

Tóm tắt

Sự chuyển đổi mô hình nhà nước từ tập trung sang phân tán quyền lực và sự hình thành các nhánh quyền lực chính trị đồng thời diễn ra với quá trình mở rộng, xác lập ảnh hưởng của các chúa Nguyễn trên đất liền cũng như trên vùng Biển Đông rộng lớn. Trong hành trình dựng nghiệp của các chúa Nguyễn ở phương Nam, tuyến giao thông – giao thương trên Biển Đông ngày càng đóng vai trò quan trọng, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống chính trị - quân sự ở Đàng Trong thời bấy giờ. Theo đó, các vùng biển và hải đảo dần dần được đặt trong sự kiểm soát ngày càng chặt chẽ hơn của thủy quân dưới quyền các chúa Nguyễn. Khẳng định chủ quyền quốc gia, bảo vệ lợi ích và xác lập cách ứng xử với tàu nước ngoài trên Biển Đông đã trở thành những mục tiêu quan trọng của thủy quân nói riêng và hệ thống chính trị Đàng Trong nói chung trong suốt các thế kỉ XVII – XVIII. Để hiện thực hóa những mục tiêu ấy, nhiều hoạt động được tiến hành song song, từ việc xây dựng, tổ chức và huấn luyện lực lượng thủy quân đông đảo, tinh nhuệ nhằm tăng cường khả năng tuần tra, tác chiến, đảm bảo an ninh biển, đến việc cứu trợ, cứu nạn thuyền bè trong và ngoài nước… tất cả đều được tiến hành một cách liên tục, có hệ thống, gắn liền với quá trình xác lập và củng cố quyền lực của chính quyền phong kiến cát cứ phía Nam sông Gianh
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-04-01
Chuyên mục
BAI BÁO