NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT BIÊN NIÊN KÍ CHIM VẶN DÂY CÓT CỦA HARUKI MURAKAMI TỪ GÓC NHÌN CỦA MĨ HỌC THIỀN

  • Ngô Viết Hoàn

Tóm tắt

Từ góc nhìn của Văn hóa học và nghệ thuật tự sự, bài nghiên cứu đặt ra và giải quyết hai nội dung quan trọng của nghệ thuật tiểu thuyết Haruki Murakami trong Biên niên kí chim vặn dây cót, bao gồm: Trường "trống không" trong nghệ thuật Thiền và trong Biên niên kí chim vặn dây cót; Kĩ thuật dòng ý thức, hệ thống liên văn bản và việc giải mã các chuỗi kí hiệu văn hóa từ góc nhìn của Mĩ học Thiền. Các thao tác nghiên cứu của bài viết không chỉ nhấn mạnh tính đa dạng trong nghệ thuật kể chuyện của Murakami, còn là một thí nghiệm trong việc vận dụng các hệ hình lí thuyết mới vào giải mã hệ thống kí hiệu và diễn ngôn tiểu thuyết.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-04-01
Chuyên mục
BAI BÁO