TRẢI NGHIỆM BẤT LỢI THỜI THƠ ẤU VÀ SỰ THẤU CẢM Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

DOI: 10.18173/2354-1067.2022-0034

  • Chử Ngọc Diệp
  • Phạm Nam Anh
  • Bùi Thị Thu Huyền
Từ khóa: Trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu, sự thấu cảm, học sinh trung học phổ thông.

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện trên 1070 học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội nhằm tìm hiểu thực trạng trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu, sự thấu cảm và mối quan hệ giữa trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu và thấu cảm ở các em. Đồng thời, nghiên cứu cũng đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học như: giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp của cha, mẹ, học vấn cao nhất của cha\mẹ, khu vực sinh sống đến mức độ thấu cảm và mức độ trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu của học sinh. Thông qua việc sử dụng thang đo thấu cảm cơ bản (The Basic Empathy Scale) (BES) và bảng câu hỏi quốc tế về trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu (Adverse childhood experiences International Questionnaire) (ACE-IQ) kết quả cho thấy nhìn chung học sinh có trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu ở mức thấp. Các dạng trải nghiệm bất lợi phổ biến nhất là bỏ bê cảm xúc, chứng kiến bạo lực gia đình, cha mẹ ly thân\ly dị\qua đời, trong đó trải nghiệm thuộc nhóm bỏ bê chiếm tỉ lệ cao nhất trong 4 nhóm trải nghiệm bất lợi; hầu hết các trải nghiệm bất lợi đều bắt nguồn từ trong gia đình. Các yếu tố nhân khẩu học có ảnh hưởng đến mức độ trải nghiệm một số loại trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu nhất định. Học sinh trung học phổ thông thể hiện sự thấu cảm ở mức độ trung bình, trong đó học sinh nữ có mức độ thấu cảm cao hơn học sinh nam. Tồn tại mối tương quan thuận giữa sự thấu cảm tổng thể, thấu cảm nhận thức với số lượng trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu ở học sinh trung học phổ thông. Những hạn chế và lí giải kết quả nghiên cứu cũng được bàn luận trong bài báo này. 
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-04