MÔ HÌNH GIAO TIẾP CỦA KỊCH BẢN PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH

DOI: 10.18173/2354-1067.2022-0039

  • Lê Trà My
  • Trần Ngọc Hiếu
  • Nguyễn Thị Phương Thảo
Từ khóa: mô hình giao tiếp, người phát, người nhận, kịch bản phim truyện điện ảnh.

Tóm tắt

Mỗi thể loại văn học là một cách tổ chức tác phẩm, một kiểu tái hiện đời sống và giao tiếp nghệ thuật đặc thù. Một trong những con đường tiếp cận kịch bản phim truyện điện ảnh với tư cách một thể loại văn học là nhìn nhận đặc trưng giao tiếp của nó. Mô hình giao tiếp của kịch bản phim truyện điện ảnh gắn liền và in đậm dấu ấn của quy trình sản xuất phim. Văn bản kịch được đặt trong mô hình giao tiếp tầng bậc, với các vai giao tiếp đa dạng, ở đó, người sáng tác kịch bản có vai trò và số phận đặc biệt. Kịch bản phim truyện điện ảnh có thân phận kép, là văn bản - thông điệp - trong hoạt động giao tiếp thứ nhất (giữa những nhân tố của quá trình làm phim), lại đóng vai trò người phát trong hoạt động giao tiếp thứ hai (giữa những nhân tố sản xuất phim, bộ phim và người xem). Nó vừa được mã hóa, vừa được chuyển mã (mã hóa thông điệp của người biên kịch; chuyển mã ngôn ngữ thành mã tổng hợp hình ảnh, âm thanh). Bản thân văn bản kịch khi hành chức trong hoạt động giao tiếp ấy có những đặc trưng khác với văn bản của các thể loại văn học khác, đó là nó có tính biểu hành và tính tạo sinh. 
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-04