ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI Ở LƯU VỰC SÔNG KÔN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

DOI: 10.18173/2354-1067.2022-0049

  • Phan Thị Lệ Thủy
  • Hà Văn Hành
  • Nguyễn Thị Huyền
Từ khóa: kinh tế sinh thái, lưu vực sông Kôn, tỉnh Bình Định.

Tóm tắt

Mô hình kinh tế sinh thái là một trong những định hướng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững cho các lãnh thổ. Theo hướng tiếp cận kinh tế sinh thái, bài báo đã tiến hành đánh giá thực trạng phát triển mô hình kinh tế sinh thái ở lưu vực sông Kôn, tỉnh Bình Định bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn và phân tích chi phí – lợi ích dựa vào 3 giá trị: giá trị hiện thời (PV), giá trị hiện tại ròng (NPV), tỉ suất lợi ích – chi phí (BCR). Kết quả cho thấy, ở lưu vực sông Kôn, các hộ gia đình đã áp dụng nhiều mô hình kinh tế sinh thái khác nhau trong sản xuất nông, lâm nghiệp (18 kiểu mô hình). Đa số các mô hình ở lưu vực đều có các hợp phần: ruộng, vườn, chuồng. Trong đó, mô hình ruộng – vườn – chuồng (Ru-V-C) chiếm tỉ lệ cao nhất (33,07%); Mô hình ruộng – vườn – ao – chuồng – rừng (Ru-V-A-C-R) có lợi nhuận trung bình năm cao nhất 237 triệu đồng\năm sau khi đã chiết khấu. Tuy nhiên, các mô hình chưa tạo ra mối liên kết về chu trình vật chất - năng lượng trong sản xuất, chưa tận dụng được các phụ phẩm, việc bảo vệ môi trường. Kết quả đánh giá là cơ sở để đề xuất các mô hình kinh tế sinh thái phù hợp với tiềm năng và nguồn lực của lưu vực sông Kôn, tỉnh Bình Định. 
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-04