CHỨC QUAN TỔNG TRẤN TRONG NỀN CHÍNH TRỊ ĐẦU TRIỀU NGUYỄN (1802 - 1832)

DOI: 10.18173/2354-1067.2023-0029

  • Bùi Gia Khánh
Từ khóa: Tổng trấn, Bắc Thành, Gia Định Thành, triều Nguyễn, tản quyền.

Tóm tắt

Trong 30 năm đầu triều Nguyễn, đã tồn tại một loại hình tổ chức hành chính địa phương đặc biệt đó là “thành”, bao gồm Bắc thành và Gia Định thành. Đây là cấp tổ chức hành chính chỉ dành riêng cho hai khu vực lớn ở hai đầu đất nước, có chức năng quản lí, điều hành và kết nối triều đình trung ương với các trấn trực thuộc thành. Bắc thành và Gia Định thành trong thời gian tồn tại của mình đã góp phần quan trọng trong chia sẻ với triều đình trung ương công việc quản lí tại các địa phương, nhất là hoạt động đảm bảo an ninh và ổn định tình hình chính trị, xã hội. Đứng đầu thành và chịu trách nhiệm trước Hoàng đế cho mọi hoạt động của thành là quan Tổng trấn, bao giờ cũng là một vị đại thần xuất thân tướng lĩnh với phẩm trật và tước vị cao nhất trong hàng ngũ quan lại đương thời. Tổng trấn có quyền lực rất lớn nếu so với hàng ngũ quan lại đứng đầu các địa phương (trấn\dinh) đầu triều Nguyễn. Mặt khác tất cả các Tổng trấn đều xuất thân là tướng lĩnh từng xông pha trận mạc, lập nhiều chiến công nên họ đều được xếp vào hàng công thần, rất được trọng vọng. Với vai trò, chức năng quan trọng trong bộ máy nhà nước cùng với địa vị đặc biệt, Tổng trấn có tầm ảnh hưởng lớn trong nền chính trị đầu triều Nguyễn trong giai đoạn tồn tại chức quan này từ 1802 đến 1832. 
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-09-21