Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế đến khả năng đáp ứng nguồn nước của hồ chứa Namtien, Sayaboury, Lào

  • LÊ VĂN CHÍN
  • VINVILAY SAYAPHONE

Tóm tắt

     Trong những năm gần đây, hiện tượng khí hậu diễn biến theo chiều hướng cực đoan ngày một ra tăng cả về tần suất, cường độ và thời gian gây nên những thiệt hại thảm khốc cả về người và tài sản. Hiện nay, có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về biến đổi khí hậu (BĐKH) tác động đến các lĩnh vực tài nguyên nước. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã thấy BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng tới sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là hiện tượng lũ lụt ngày một lớn về cường độ, hạn hán ngày một khốc liệt trong một thời gian dài. 
    Ở Lào, trong 50 - 60 năm qua, diễn biến của khí hậu theo chiều hướng cực đoan. Cụ thể, lượng mưa tăng mạnh vào mùa lũ và giảm vào mùa kiệt cùng với nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5-0,80C. Hiện tượng El-Nino, La-Nina càng tác động mạnh mẽ đến Lào. BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Lào có thể tăng lên 30C vào năm 2100. Biến đổi khí hậu là một trong những nội dung nghiên cứu còn mới mẻ ở Lào cả về phương pháp luận cũng như các công cụ nghiên cứu do tính phức tạp về qui mô toàn cầu, mức độ và đối tượng bị tác động. Mặt khác, trong những năm gần đây, hiện tượng thiếu hụt nước cung cấp cho các ngành kinh tế bắt đầu xảy ra với mức độ khá nghiệm trọng tại các vùng Đồng bằng của Lào. Do vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH và phát triển kinh tế (PTKT) đến khả năng đáp ứng nguồn nước của hồ chứa NamTien, Sayaboury, Lào là hết sức cần thiết. 
      Bài báo này giới thiệu kết quả và mức độ ảnh hưởng của BĐKH và PTKT đến nhu cầu nước của các cây trồng và các hoạt động của con người ở hệ thống tưới và sự thay đổi dòng chảy đến hồ chứa. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy nhu cầu nước tưới sẽ tăng lên đáng kể, cùng với sự giảm dòng chảy đến nên sự thiếu hụt nước của hồ là rất lớn. Cụ thể, nhu cầu nước tăng khoảng 8,6 % so với thời kỳ 1980-1999 vào năm 2030 và 15,0% vào năm 2050, ứng với kịch bản B2. Cùng với sự tăng mạnh của nhu cầu nước và giảm dòng chảy mùa kiệt đã dẫn đến làm tăng mạnh sự thiếu hụt nước trong tương lai với sự thiếu hụt nước của hệ thống tăng 30,4% vào năm 2030 và 40,5% vào năm 2050.    
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2015-12-28
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC