Ảnh hưởng của các công trình trên các cửa sông lớn đến xâm nhập mặn vào hệ thống sông đồng bằng sông Cửu Long

  • LƯƠNG QUANG XÔ

Tóm tắt

    Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở hạ lưu sông Mekong, có địa hình thấp (0,8-1,2m), hệ thống kênh rạch dày đặc. Chế độ thủy văn vô cùng phức tạp, chịu ảnh hưởng của thủy triều biển Đông, biển Tây, khai thác của thượng lưu, chế độ mưa, khai thác ngay tại đồng bằng, gió chướng và nước biển dâng. Theo dự báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2050, mực nước biển trung bình có thể tăng lên 30cm, như vậy mặn ở ĐBSCL sẽ xâm nhập sâu vào trong nội vùng.     Giải pháp cho tương lai đối với ĐBSCL là lên đê và xây dự ng các cống lớn trên các dòng sông chính sông Mekong, việc xây dựng này dẫn tới sự thay đổi chế độ dòng chảy và sự xâm nhập mặn ở ĐBSCL. Bài báo sử dụng mô hình 1-2 D để tính toán thủy lực dòng chảy và diễn biến xâm nhập mặn trong hệ thống sông. Kết quả cho thấy: (i) Mô hình có khả năng mô phỏng tốt trạng thái dòng chảy và xâm nhập mặn ở ĐBSCL;(ii)Dưới tác động của nước biển dâng đến 2050 (30cm), khi xây dựng các cống lớn ở ĐBSCL diễn biến độ mặn chỉ thay đổi so với điều kiện bình thường trên sông Vàm Cỏ khoảng 38km, sông Hậu 25 km, sông Hàm Luông 20km, sông Tiền 25 km tính từ cửa sông. Độ mặn tại Cần Thơ (trên sông Hậu), Mỹ Thuận trên sông Tiền hầu như không thay đổi; và (iii) Độ mặn tại 9 cửa sông biến đổi từ 17-33 g/l, tùy từng cửa.    
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2015-12-30
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC