Nghiên cứu lan truyền bệnh thủy sản trong hệ thống nuôi có kênh cấp nước và kênh thoát nước kết hợp – đề xuất một số mô hình thích ứng

  • PHẠM VĂN SONG

Tóm tắt

      Trong thời gian qua thực tế xây dựng và phát triển các hệ thống thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản vẫn còn sử dụng kết hợp hai hình thức cấp nước và thoát nước giống như canh tác nông nghiệp nhưng khác về quy mô và hình thức công trình (nhất là đối với các hệ thống nuôi quảng canh và nuôi tự phát). Phần lớn các hệ thống này đều có những đặc điểm chung là việc cung cấp nước và tiêu thoát nước cho các ao nuôi là đều dựa vào một đường kênh. Thậm chí trên cả một hệ thống lớn (nhiều ha) cũng chỉ có một kênh cấp và tháo nước kết hợp. Việc bố trí hệ thống cấp thoát nước như vậy đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước cung cấp cho các ao nuôi, do đó tình hình cấp nước và thoát nước là không chủ động được trong các ao nuôi. Mặt khác do sự dùng chung một kênh cấp kết hợp kênh thoát nên sự ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn nước thải đến nguồn nước cấp cho thuỷ sản là rất lớn. Thực tế cho thấy các ao nuôi thuỷ sản khi đã bị ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước thì khả năng rủi ro là rất cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu này sử dụng lý thuyết lan truyền thành phần nguồn nước để tính toán lan truyền thành phần nước mang mầm bệnh trong một hệ thống ao nuôi có kênh cấp và kênh thoát kết hợp. Kết quả cho thấy rằng nguồn nước bẩn, nước bệnh lan tỏa rất nhanh và rộng trong hệ thống. Tính lưu cữu của nguồn nước trong hệ thống rất cao, khả năng trao đổi nước thấp ở xa các kênh chính, trong các kênh thứ cấp, đặc biệt thấp ở cuối kênh cụt. Từ kết quả mô phỏng, nghiên cứu bước đầu đã đề xuất một số mô hình nuôi trồng thủy sản có thể áp dụng cho các vùng thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.    
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-01-04
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC