Diễn biến hình thái học của cửa sông Cổ Chiên và Cung Hầu, thuộc hệ thống sông Cửu Long, Việt Nam

  • LÊ THỊ HÒA BÌNH
  • LÊ TRUNG THÀNH

Tóm tắt

      Quá trình diễn biến hình thái học của vùng cửa sông là một hiện tượng phức tạp và chịu sự tác động bởi các yếu tố tự nhiên cũng như con người. Cửa sông Cổ Chiên, Cung Hầu thuộc nhánh sông Tiền là cửa ngõ huyết mạch, có vai trò quan trọng trong việc giao thông, thoát lũ và truyền triều của các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre. Trong nhiều năm trở lại đây, tình hình bồi lắng xói lở diễn ra hết sức phức tạp tại khu vực này, điển hình là sự dâng cao của địa hình đáy sông, sự hình thành các bãi bồi và các cù lao mới, bên cạnh đó là sạt lở bờ cũng diễn ra tương đối mạnh và đe dọa đến các hoạt động kinh tế cũng như cuộc sống người dân địa phương. Với đặc trưng của cửa sông vùng triều, các nhân tố như dòng chảy từ thượng lưu, thủy triều, sóng, bùn cát được cho là các nguyên nhân chính gây ra quá trình biến đổi hình thái trên. Để nghiên cứu diễn biến hình thái học cũng như quá trình bồi lắng và xói lở ở hai cửa Cổ Chiên và Cung Hầu, mô hình Mike 21 đã được lựa chọn để áp dụng, mô hình là sự kết hợp của mô hình thủy động lực học, mô hình sóng và mô hình vận chuyển bùn cát, vì vậy rất phù hợp với vùng nghiên cứu là cửa sông và ven biển       
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-01-04
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC