Ảnh hưởng của tưới ngập đến hàm lượng lưu huỳnh dễ tiêu trong đất lúa vùng đồng bằng sông Hồng

  • ĐINH THỊ LAN HƯƠNG

Tóm tắt

    Lưu huỳnh (S) là một trong những nguyên tố dinh dưỡng quan trọng đối với cây trồng, đặc biệt là lúa gạo. Gần đây, mặc dù đã được bổ sung thường xuyên qua phân bón hóa học nhưng hàm lượng S trong đất canh tác lúa ở một số nơi vẫn thường bị thiếu hụt, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa gạo. Ngập nước là một trong những nguyên nhân làm giảm nguồn cung cấp S cho lúa. Trong môi trường khử, lưu huỳnh thường ở dạng S2- gây độc cho rễ lúa. Nghiên cứu đã thực hiện các thí nghiệm trên cánh đồng trồng lúa vùng Tiên Lữ, Hưng Yên trong 2 vụ canh tác Đông xuân và Hè thu năm 2015. Khu thí nghiệm có môi trường đất trung tính (pH 6,5÷6,9), thành phần cơ giới thịt trung bình, chất hữu cơ 1,1%. Lưu huỳnh 11,53 mg/100g đất. Thí nghiệm được theo thực hiện chế độ nước ngập thường xuyên với lớp nước mặt ruộng 7÷10cm. Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu đất ngập nước thường xuyên sẽ làm thế oxi hóa khử giảm mạnh (30÷50mV), hàm lượng lưu huỳnh dễ tiêu trong đất giảm (0,31÷0,58 mg/100g đất), hạn chế nguồn cung cấp lưu huỳnh cho cây lúa. Thời gian ngập nước càng lâu, môi trường khử càng gia tăng dẫn đến nguy cơ giảm mạnh lưu huỳnh dễ tiêu và làm tăng thêm các độc tố H2S, HS-, S2-... trong đất, hạn chế sinh trưởng và năng suất lúa.     
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-12-06
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC