Đánh giá chất lượng nước và giải pháp tổng hợp quản lý bền vững tài nguyên nước tỉnh Sóc Trăng

  • TRẦN ĐĂNG AN
  • ĐOÀN THU HÀ
  • LÊ THU NGA
  • LẠI TUẤN ANH

Tóm tắt

     Chỉ số đánh giá chất lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt (WQI) và các chỉ số liên quan đến chất lượng nguồn nước tưới (IWQs) như chỉ số hấp phụ Natri (SAR), tỷ số Kelly (KR), chỉ số dư hàm lượng Natri carbonate (RSC), hàm lượng hòa tan Natri (SSP) và chỉ số khả năng thấm (PI) là các chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá chất lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt và phục vụ tưới cho các loại cây trồng. Kết quả nghiên cứu cho thất rằng, 92.5% nguồn nước ngầm tại hầu hết các khu vực tỉnh Sóc Trăng nằm ở các tầng trung và hạ Pleistocene, và một số khu vực thuộc tầng Pliocene và Miocene có thể đáp ứng chất lượng nước phục vụ ăn uống, sinh hoạt và tưới cho cây trồng. Trong khi đó, các tầng chứa nước có nồng độ muối cao, các chỉ số chất lượng nước phục vụ cho tưới tiêu không đạt yêu cầu. Ngoài ra, vào mùa khô chỉ có khoảng 4.67% nguồn nước mặt có thể sử dụng cho cấp nước, trong khi đó vào mùa mưa có thể tận dụng 60% nguồn nước mặt phục vụ các mục đích cấp nước sinh hoạt và tưới. Dựa trên các kết quả nghiên cứu này, các giải pháp tổng hợp về quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước khu vực tỉnh Sóc Trăng nói riêng và vùng ven biển ĐBSCL nói chung đã được đề xuất bao gồm các giải pháp quản lý khai thác nước ngầm, nước mặt, kết hợp sử dụng đa dạng các nguồn nước khác nhau tại vùng ven biển gồm nước ngầm, nước mặt nước mưa... phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.     
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-12-06
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC