Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp bằng phân tích hồi quy

  • NGUYỄN ĐỨC BẢO
  • NGUYỄN THẾ HÒA

Tóm tắt

     Sau hơn 15 năm đổi mới, ngành nông nghiệp nước ta về cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá đạt mức tăng bình quân 4,2%/năm, đảm bảo an ninh lương thực, tỷ suất hàng hoá trong nông nghiệp ngày càng cao, một số mặt hàng có thị phần lớn trong khu vực và trên thế giới như gạo, hạt điều, cà phê, hồ tiêu. Bước đầu hình thành một số vùng sản xuất tập trung gắn với công nghiệp chế biến như các vùng lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng; các khu công nghiệp- dịch vụ ở trung du, miền núi gắn với việc phát triển cây công nghiệp có lợi thế như khu công nghiệp chè ở trung du, miền núi phía bắc, khu liên hợp công nghiệp cao su ở Đông Nam Bộ, mía đường miền trung ... . Kết cấu hạ tầng cơ sở như thuỷ lợi, giao thông, điện ... được cải thiện, đời sống nông nông dân ở hầu hết các vùng đã nâng lên rõ rệt, tỉ lệ đói nghèo giảm từ 29% xuống còn 11%. Thu nhập bình quân một nhân khẩu nông thôn tăng từ 92.100 đồng/tháng năm 1992 lên 356000đồng/tháng năm 2002. Nông nghiệp trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp đổi mới, góp phần ổn định kinh tế-xã hội và chính trị ở nước ta. Thắng lợi của phát triển nông nghiệp, nông thôn tạo tiền đề cho nước ta đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước    
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-01-09
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC