Khảo sát diễn biến H2S ở lớp nươc đáy, bùn đáy trong các mô hình nuôi tôm sú trên đất phèn họat động ở Cà Mau

  • CAO PHƯƠNG NAM

Tóm tắt

     Bài báo này giới thiệu các kết quả nghiên cứu ban đầu về nồng độ hydrogensulfide trên các mô hình nuôi tôm sú: tôm lúa(TL), nuôi quảng canh cải tiến (QCCT) diện tích 2 ha và mô hình nuôi công nghiệp (CN) 500m2 trên đất phèn hoạt động tại ba hộ nuôi tôm ở ấp Hồ Thị Kỷ xã Hồ Thị Kỷ, và ấp 11 xã Thới Bình, huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau. Việc lấy mẫu được thực hiện ở một số vị trí, mỗi vị trí lấy mẫu tại hai điểm: nước trong bùn đáy, lớp nước sát từ tháng 08/2007 đến tháng 12/2007 của mỗi mô hình. Qua 5 đợt khảo sát, kết qủa nghiên cứu cho thấy: nồng độ hydrogensulfide ở nhiều điểm vượt ngưỡng gây sốc (0,1 ppm) và gây chết cho tôm nuôi (4 ppm). Nồng độ trung bình của hydrogensulfide ở cả ba mô hình cao nhất vào tháng 9, tháng 10 và có chiều hướng giảm dần vào tháng 11, tháng 12. Tại các thời điểm có nồng độ H2S cao đều liên quan đến hiện tượng tảo tàn, sự thay thế của các loài tảo trong mô hình. Nồng độ H2S trung bình cao trong bùn đáy và lớp nước sát đáy của mô hình CN, QCCT, TL tuần tự là: CN (0,421 ppm - 4,88 ppm) và (0,320 ppm - 2,52 ppm); QCCT(0,179 ppm - 42 ppm) và ( 0,00 ppm - 3,73 ppm); TL( 0,674 ppm - 98,5 ppm) và ( 0,00 ppm - 2,04 ppm). Nồng độ trung bình hydrogensulfide trong bùn đáy cao gấp hàng chục lần so với trong lớp nước sát đáy ở các mô hình QCCT và TL. Sự hiện diện của nồng độ H2S cao trong bùn đáy và lớp nước sát đáy chứng tỏ đáy ao bị ô nhiễm và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho tôm nuôi, có thể là nguyên nhân làm giảm năng suất tôm nuôi. Năng suất vụ tôm thu họach của các mô hình CN, QCCT và TL thấp hơn so với trên đất phù sa, tương ứng là: 1,5 tấn/ha/vụ, 69 kg/ha/vụ và 88 kg/ha/vụ, trong khi đó trên đất phù sa là: 2-3 tấn/ha/vụ, 260 kg/ha/vụ và 250 - 300 kg/ha/vụ. Để góp phần nuôi tôm sú có hiệu qủa trên đất phèn hoạt động, cần quan tâm áp dụng các biện pháp cải thiện môi trường bùn đáy: bón vôi định kỳ, hạn chế lượng chất hữu cơ dư thừa, tăng cường oxy hòa tan vào đáy ao... nhằm giảm đến mức tối đa nồng độ khí độc H2S trong các mô hình nuôi tôm sú    
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-03-18
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC