Đánh giá tác động của các hồ chứa lớn thượng nguồn đến vận chuyển bùn cát ở hạ lưu sông Hồng-Thái Bình, thuộc thành phố Hải Phòng

  • TANIA HASAN
  • NGUYEN MAI DANG
  • HO VIET CUONG

Tóm tắt

    Hệ thống sông Hồng-Thái Bình lớn thứ 2 ở Việt Nam (sau hệ thống sông Cửa Long) và đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trên hệ thống sông đã xây dựng các hồ chứa lớn ở thượng nguồn để phục vụ công tác điều tiết lũ, phát điện và cấp nước (nông nghiệp, sinh hoạt, giao thông thủy và thủy sản...). Bên cạnh những lợi ích đó, các hồ chứa có những tác động tiêu cực như làm thay đổi chế độ bùn cát ở hạ lưu hồ chứa gây sạt lở, bồi lấp bờ sông và đáy sông; ảnh hưởng đến xâm nhập mặn và môi trường sinh thái. Bài báo đã nghiên cứu ứng dụng mô đun vận chuyển bùn cát của mô hình MIKE 11 ST để đánh giá sự thay đổi hàm lượng bùn cát hàng năm tại 5 vùng cửa sông chính hạ lưu hệ thống sông Hồng-Thái Bình thuộc thành phố Hải Phòng trong các giai đoạn trước và sau khi các hồ chứa xây dựng và vận hành. Kết quả cho thấy lượng bùn cát ở hạ lưu giảm dần đáng kể theo các giai đoạn xây dựng hồ chứa. Trước năm 1970, khi chưa có hồ chứa nào xây dựng thì lượng bùn cát tổng cộng là 45,5 triệu tấn/năm; sau khi hồ Thác Bà và Hòa Bình đi vào hoạt động (1989-2006) còn 29,4 triệu tấn/năm (tương đương 65%); từ 2007 đến nay khi có đủ 4 hồ chứa lớn đi vào hoạt động thì chỉ còn 15,1 triệu tấn/năm (tương đương 33%). Điều này thể hiện sự thiếu hụt và mất cân bằng bùn cát ở hạ lưu và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định bờ sông, bãi sông và đáy sông ở khu vực nghiên cứu. Đây là những thông tin bổ ích cho việc quy hoạch, quản lý bền vững hệ thống sông.    
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-08-18
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC