Xử lý nước bị ô nhiễm tại làng tái chế Chì ở Việt Nam bằng vật liệu Composit chi phí thấp từ tro bay biến tính và Polyurethane foam

  • PHẠM THỊ HỒNG
  • NGUYỄN ĐỨC LONG
  • BÙI THỊ MAI HƯƠNG
  • ĐỖ THUẬN AN

Tóm tắt

    Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung chế tạo vật liệu chi phí thấp có khả năng xử lý ô nhiễm kim loại trong môi trường nước. Đây là loại vật liệu composit được hình thành từ tro bay biến tính ở Phả Lại và chất PU foam tạo xốp trong công nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tro bay biến tính sau khi được hoạt hóa bằng NaOH có diện tích bề mặt lớn là 250.12 m2/g và đương lượng hấp phụ lớp đơn phân tử lớn nhất là = 3gPb/g và chỉ số CEC trao đổi cao là 40.4 cmolc kg-1 Vật liệu composit từ PU foam và tro bay biến tính (chiếm 5% khối lượng vật liệu) được tạo thành có diện tích bề mặt hấp phụ là 37,2 m2/g có khả năng hấpphụ 87% chì trong nước với nồng độ chì ban đầu là 0,77mg/L nước đầu vào lấy tại vùng nước mặt làng nghề tái chế chì Đông Mai, Hưng Yên. Ngoài khả năng xử lí chì tốt, loại vật liệu này rất dễ tạo khuôn, thích hợp cho việc lắp ráp vào các thiết bị xử lý có hình dạng khác nhau trong quá trình ứng dụng.     
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-09-14
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC