Tác dụng kiểm soát ngập của đê biển trong điều kiện nước biển dâng đến vùng rừng ngập mặn Cần Giờ bằng mô hình toán 2 chiều

  • TRIỆU ÁNH NGỌC

Tóm tắt

    Rừng ngập mặn Cần Giờ được biết đến như là "lá phổi xanh" của thành phố Hồ Chí Minh bởi các chức năng sinh thái của rừng ngập mặn. Cần Giờ nằm ở vùng cửa biển, nơi có địa hình trũng thấp bằng phẳng, bị ảnh hưởng mạnh từ lũ thượng nguồn và chế độ thủy triều. Dưới tác động của xả lũ bất thường và nước biển dâng, đê biển Gò Công - Vũng Tàu được đề xuất xây dựng nhằm kiểm soát ngập cho nội đô thành phồ Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá chi tiết ảnh hưởng của nước biển dâng và đê biển Gò Công - Vũng Tàu đến chế độ triều và ngập ở vùng Cần Giờ. Trong nghiên cứu này, mô hình thủy lực 2 chiều tính toán vùng bán ngập triều (wet and dry scheme) được thiết lập để mô phỏng vùng bị ngập nước dưới sự biến động của thủy triều và lũ, tác động của nước biển dâng và đê biển ảnh hưởng đến vùng Cần Giờ. Các kết quả mô hình đã phác họa rõ nét sự thay đổi vùng ngập triều dưới ảnh hưởng của nước biển dâng và đê biển Gò Công - Vũng Tàu.    
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-09-15
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC