Giảm độc tố Cadmium di động trong đất nông nghiệp ô nhiễm bằng than sinh học (phụ phẩm cây lúa) và đá Perlite

  • Đinh Thị Lan Phương
  • Vũ Thị Khắc,
  • Nguyễn Thị Hằng Nga
  • Đặng Tuấn Anh
Từ khóa: Than sinh học, đá perlite, xử lý Cd di động trong đất ô nhiễm

Tóm tắt

   Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh hiệu quả xử lý Cadmium (Cd) di động trong đất nông nghiệp bị ô nhiễm Cd bởi các vật liệu phổ biến, bao gồm đá perlite, than sinh học từ phụ phẩm rơm rạ (tro rơm và tro trấu). Thí nghiệm được thực hiện trong phòng với ba tỉ lệ trộn 0,5 – 1 – 1,5% về khối lượng vật liệu. Hiệu quả làm giảm độc tố Cd di động được đánh giá sau 30 – 40 – 50 – 60 ngày trộn. Kết quả thí nghiệm đã chỉ ra đá perlite cho hiệu quả làm giảm Cd di động cao nhất so với hai vật liệu còn lại. Tỉ lệ trộn đá perlite 1% và 1,5% cho hiệu quả xử lý Cd di động cao hơn so với tỉ lệ 0,5% và đạt mức tối ưu trên 99% sau 40 ngày trộn. Đứng thứ hai là vật liệu tro trấu xử lý Cd di động đạt mức tối ưu sau 50 ngày với tỉ lệ trộn 1,5%. Hiệu quả thấp nhất là tro rơm xử lý Cd di động đạt mức tối ưu sau thời gian 60 ngày với tỉ lệ trộn 1,5%.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-09-30
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC