Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp lên dự đoán phản ứng động của nhà cao tầng sử dụng gối cao su

  • Nguyễn Anh Dũng
  • Trần Duy Hùng
Từ khóa: Ảnh hưởng nhiệt độ, gối cao su, phân tích động

Tóm tắt

     Mặc dù đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm nhưng một số đặc tính cơ học của gối cách chấn cao su dạng lớp vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, trong đó có sự thay đổi đặc tính cơ học tại nhiệt độ khác nhau của gối. Bài báo này nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ của môi trường tác động lên việc xác định tham số của mô hình mô phỏng gối cao su, qua đó làm ảnh hưởng tới việc dự báo phản ứng động của công trình trong quá trình tính toán thiết kế. Một phân tích động toà nhà 12 tầng theo phương pháp lịch sử thời gian được tiến hành tại -30oC, -10oC, 23oC bằng phần mềm Sap2000. So sánh kết quả thu được tại ba nhiệt độ chỉ ra rằng, tại nhiệt độ thấp lực cắt đáy tại chân cột và chân vách thang máy gia tăng do sự gia tăng của độ cứng của gối cao su. Các kết quả phân tích chỉ ra rằng, lực cắt đáy tại chân cột khi nhiệt độ môi trường là -30oC đã gia tăng rất đáng kể khi so sánh với lực cắt đáy xác định tại nhiệt độ 23oC. Đây là một khuyến cáo quan trọng cho các kỹ sư thiết kế công trình sử dụng gối cao su tại các khu vực lạnh có nguy cơ động đất.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-12-27
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC