Phân tích kết cấu tháp nâng tàu trục đứng bằng phương pháp FSI

  • Khúc Hồng Vân
Từ khóa: Tương tác kết cấu tháp nâng và nước, Tháp nâng tàu trục đứng, Động đất

Tóm tắt

     Kết cấu tháp nâng tàu trục đứng là một hình thức kết cấu mới nhằm đảm bảo cho yêu cầu giao thông thủy áp dụng cho việc điều hướng tàu thuyền tại các đập có chiều cao lớn. Ưu điểm của hình thức kết cấu này là cấu trúc đơn giản, hoạt động kinh tế, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành khi nâng tàu đến một độ cao nhất định cabin tàu sẽ bị nghiêng, lắc, sinh ra mô men dẫn đến lật tàu gây hậu quả nghiêm trọng. Trên thực tế, tương tác giữa nước trong trục tháp và kết cấu tháp; tương tác giữa nước trong cabin tàu với kết cấu chứa nó dưới tác động của động đất là những vấn đề nghiên cứu quan trọng quyết định trực tiếp đến khả năng chịu lực an toàn và sử dụng bình thường của kết cấu tháp nâng tàu. Bài báo sẽ phân tích mối quan hệ giữa độ sâu mực nước trong trục tháp và vị trí của cabin nâng tàu đến dao động riêng, chuyển vị và ứng suất của kết cấu tháp nâng tàu trục đứng trong các điều kiện vận hành khác nhau dưới tác dụng của động đất bằng phương pháp tương tác khối chất rắn và chất lỏng (FSI) từ đó cảnh báo các vị trí bất lợi trong quá trình vận hành.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-12-28
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC