Nghiên cứu dự báo tính năng khai thác của kết cấu mặt đường bê tông Asphalt tái chế ấm

  • Nguyễn Ngọc Lân
  • Đào Văn Đông
  • Nguyễn Quang Phúc
  • Trương Văn Quyết
Từ khóa: Bê tông asphalt tái chế ấm, cơ học-thực nghiệm, lún vệt bánh xe, nứt mỏi, độ gồ ghề IRI

Tóm tắt

     Phương pháp thiết kế và dự báo tính năng khai thác kết cấu mặt đường mềm theo cơ học thực nghiệm (Mechanistic Empirical - ME) đã và đang được sử dụng nhiều ở Mỹ, Canada và Hàn Quốc. Phương pháp này có các ưu điểm vượt trội hơn các phương pháp thiết kế mặt đường khác là có thể dự báo được ứng xử của kết cấu mặt đường theo các dạng hư hỏng thực tế dựa trên các dữ liệu đầu vào gồm có điều kiện giao thông, điều kiện khí hậu, môi trường và các chỉ tiêu vật liệu trong kết cấu. Bài báo này trình bày kết quả tính toán dự báo các tính năng khai thác của kết cấu mặt đường sử dụng bê tông asphalt tái chế ấm và kết cấu mặt đường bê tông asphalt nóng truyền thống theo phương pháp ME sử dụng phần mềm AASHTOWare Pavement ME Design (Pavement ME). Kết quả phân tích chỉ ra rằng, kết cấu mặt đường sử dụng bê tông asphalt tái chế ấm cải thiện được khả năng chống lún vệt bánh xe, độ gồ ghề IRI, nứt mỏi từ dưới lên trên. Tuy nhiên, chỉ tiêu nứt từ trên xuống tăng so với kết cấu sử dụng bê tông asphalt nóng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-12-28
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC