Giá trị kinh tế của nước tưới trong nông nghiệp ở lưu vực sông Hồng: Trường hợp nghiên cứu ở hệ thống thuỷ lợi Cầu Sơn

  • Le Van Chinh
Từ khóa: Giá trị của nước, tưới, trồng trọt, khan hiếm nước, lúa, cây trồng cạn

Tóm tắt

    Tưới cho sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam nói chung và Lưu vực sông Hồng nói riêng vì nó không chỉ đảm bảo an ninh lương thực cho hàng triệu người, mà còn tăng giá trị xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, tưới là ngành sử dụng nhiều nước nhất. Trong bối cảnh khan hiếm nguồn nước trong lưu vực ngày càng gia tăng, việc xác định đúng giá trị kinh tế của nước tưới sử dụng trong nông nghiệp để đưa ra các giải pháp làm tăng hiệu quả sử dụng nước là rất cần thiết. Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát, đánh giá giá trị kinh tế của nước tưới của 99 hộ gia đình trong hệ thống tưới Cầu Sơn cho năm 2010 và 2018. Sử dụng kết hợp phương pháp tổng giá trị kinh tế (TEV) và giá trị dư, kết quả nghiên cứu cho thấy giá sử dụng nước nông nghiệp tăng trong giai đoạn này. Giá trị kinh tế của nước tưới cho lúa thấp hơn khoảng 1,8 lần so với cây trồng cạn. Ngoài ra, mặc dù quy mô canh tác là như nhau, nhưng giá trị kinh tế của nước tưới của cây trồng vụ Đông Xuân, vụ thường khan hiếm nước, cao hơn 1,4 lần so với giá trị kinh tế của nước tưới ở Vụ Hè thu. Một số giải pháp được đề xuất bao gồm: (i) thay đổi cơ cấu cây trồng của hộ gia đình theo hướng tăng diện tích canh tác cây trồng có giá trị kinh tế cao, sử dụng ít nước; (ii) Áp dụng biện pháp canh tác lúa tiên tiến, kỹ thuật tưới nước tiết kiệm đồng thời tăng cường quản lý giảm thất thoát nước, tái sử dụng nước trong hệ thống tưới; (iii) áp dụng giá nước trong nông nghiệp được tưới để tăng hiệu quả sử dụng nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và thiếu nước.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-04-19
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC