Sử dụng phụ phẩm cây lúa cải tạo đặc tính đất, hạn chế tích lũy Cadimi (CD) trong hạt dưới điều kiện đất trồng ô nhiễm

  • Vũ Thị Khắc
  • Đinh Thị Lan Phương
  • Lê Thị Thắng
  • Nguyễn Thị Hằng Nga
Từ khóa: Ô nhiễm Cd, giảm thiểu tích lũy Cd trong lúa, than sinh học

Tóm tắt

       Trong nghiên cứu này, đất trồng lúa ô nhiễm Cadimi (Cd) với nồng độ 5,125 ppm được lựa chọn, các vật liệu than sinh học từ trấu (BRH) và rơm rạ (RS) được phối trộn vào đất với mục đích thay đổi đặc tính đất (như tăng pH, tăng hàm lượng Si) để giảm thiểu sự tích lũy Cd vào hạt. Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhà lưới với các tỉ lệ phối trộn than sinh học và rơm rạ từ 1,25 – 5% về khối lượng. Kết quả thí nghiệm đã chỉ ra cả rơm rạ và than sinh học đều có khả năng hạn chế tích lũy Cd trong gạo, cụ thể là hàm lượng Cd trong gạo được kiểm soát theo thứ tự RS 2,5% < BRH 1,25% + RS 1,25% < BRH 2,5% < (BRH 5%, BS 5%, BRH - BS 2,5%-2,5%). Trong đó, nhóm các công thức BRH và RS với tỷ lệ 5% về trọng lượng cho kết quả tốt nhất, cụ thể là các công thức BRH 5%, BS 5%, BRH - BS 2,5%-2,5% cho kết quả giảm tích lũy Cd trong gạo nhiều hơn so với các công thức còn lại. Hàm lượng Cd trong gạo của các công thức BRH 5%, BS 5%, BRH - BS 2,5%-2,5% đều giảm sâu so với đối chứng, từ 82,47 - 83,94%. Từ các kết quả thí nghiệm có thể kết luận, nếu áp dụng tỷ lệ trộn BRH - BS 2,5%-2,5% hoặc BRH 5% hoặc RS 5% đều cho kết quả tối ưu nhất trong nghiên cứu

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-06-29
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC