Đánh giá mối quan hệ theo không gian của mưa cực trị và tính toán hệ số chuyển đổi từ mưa điểm sang mưa diện: Ứng dụng cho các trạm mưa phía Bắc Việt Nam

  • Lê Phương Đông
Từ khóa: Hệ số chuyển đổi mưa điểm sang mưa diện, Tiệm cận phụ thuộc, Tiệm cận độc lập, Mưa cực trị, Quá trình nghịch đảo cực trị ổn định, Quá trình cực trị ổn định

Tóm tắt

     Mối quan hệ theo không gian của mưa cực trị cung cấp thông tin liên quan đến sự xuất hiện đồng thời hay không đồng thời của mưa cực trị tại các khu vực khác nhau trong một lưu vực. Sự thiếu hụt những thông tin này sẽ dẫn đến những sai sót trong các tính toán liên quan đến mô phỏng dòng chảy lũ, ví dụ như xác định hệ số chuyển đổi từ mưa điểm sang mưa diện (areal reduction factors - ARFs) cho một lưu vực. Hiện nay cũng đang có sự không thống nhất về việc liệu rằng mưa cực trị mang thuộc tính của cực trị tiệm cận phụ thuộc (asymptotic dependence) hay là cực trị tiệm cận độc lập (asymptotic independence). Bài báo này đã chỉ ra rằng mưa cực trị ở khu vực phía Bắc Việt Nam mang thuộc tính của loại hình cực trị tiệm cận độc lập (asymptotic independence), do đó loại mô hình cực trị tiệm cận độc lập (asymptotic independence model) được lựa chọn để tiến hành mô phỏng mưa cực trị cho khu vực nghiên cứu. Kết quả tính toán hệ số chuyển đổi từ mưa điểm sang mưa diện ARFs từ số liệu mưa mô phỏng và mưa quan trắc rất phù hợp cho các mức thời gian lặp lại dài (20, 50, và 100 năm), và hệ số ARFs tính toán từ dữ liệu mô phỏng rất hữu ích cho việc ngoại suy hệ số này cho các tần suất hiếm hơn. Bài báo cũng khuyến cáo các nghiên cứu trong tương lai nên dùng mô hình cực trị tiệm cận độc lập để mô phỏng mưa cực trị cho khu vực nghiên cứu.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-07-05
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC