Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH <p><strong>Tạp chí của Học viện Ngân hàng</strong></p> vi-VN tapchikhdt@hvnh.edu.vn (ThS. Hoàng Thị Hà Phương) hoangphuongvh@gmail.com (Hoang Phuong) Thu, 25 Jan 2024 12:03:25 +0700 OJS 3.1.2.4 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 Điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm 2023: Thực trạng và khuyến nghị chính sách https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90058 <p><span class="fontstyle0">Để ứng phó với những diễn biến bất lợi từ thị trường quốc tế và những<br>yếu kém nội tại của nền kinh tế trong năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Việt<br>Nam đã chủ động triển khai hàng loạt các biện pháp tiền tệ, tín dụng, ngoại<br>hối để kiểm soát lạm phát, và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Bài nghiên cứu nhằm<br>đánh giá hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt<br>Nam trong năm 2023 thông qua phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp.<br>Trên cơ sở đó đề xuất các khuyến nghị chính sách cho Ngân hàng Nhà nước<br>Việt Nam để nâng cao hiệu lực cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ.</span> </p> Phạm Thị Hoàng Anh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90058 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0700 Kiểm soát tín dụng góp phần đảm bảo an toàn vĩ mô- Thực tiễn tại một số quốc gia và Việt Nam https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90059 <p><span class="fontstyle0">Trên thế giới, việc kiểm soát tín dụng được xem là biện pháp sử dụng<br>để phối hợp giữa chính sách an toàn vĩ mô, tiền tệ và các chính sách vĩ mô<br>khác nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế. Tại Việt Nam, từ năm 2011 đến nay,<br>bên cạnh các công cụ chính sách tiền tệ chủ đạo là tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá<br>hối đoái, dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước Việt<br>Nam đã sử dụng biện pháp kiểm soát tín dụng (giao chỉ tiêu tăng trưởng tín<br>dụng) như một biện pháp bổ sung vừa góp phần đạt được các mục tiêu của<br>chính sách tiền tệ, vừa đảm bảo an toàn vĩ mô và ổn định hệ thống ngân hàng.<br>Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc tính thực nghiệm trên cơ sở<br>biến động chuỗi số liệu theo thời gian của tăng trưởng tín dụng, tín dụng/GDP,</span> <span class="fontstyle0">lạm phát, đồng thời kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp kết quả<br>một số nghiên cứu, lý thuyết kinh tế về điều hành chính sách tiền tệ theo giá<br>(lãi suất) và khối lượng nhằm đánh giá, phân tích định tính việc điều hành công<br>cụ kiểm soát tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn từ<br>2011 đến nay và đưa ra một số đề xuất phù hợp trong việc sử dụng biện pháp<br>này thời gian tới</span> <br><br></p> Vũ Mai Chi Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90059 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0700 Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô từ góc nhìn năng lực sản xuất quốc gia https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90062 <p><span class="fontstyle0">Bài nghiên cứu đánh giá sự thay đổi năng lực sản xuất quốc gia và<br>ảnh hưởng của nó tới ổn định kinh tế vĩ mô Việt Nam. Phân tích cơ cấu xuất<br>khẩu và không gian hàng hóa xuất khẩu từ năm 2000 đến 2020 cho thấy Việt<br>Nam đã tích lũy thêm được các năng lực sản xuất mới và hiện đại, tuy nhiên,<br>vẫn còn cách khá xa so với các quốc gia thu nhập cao và phụ thuộc nhiều<br>vào nước ngoài. Do đó, cần có một cuộc tái cấu trúc toàn diện năng lực sản<br>xuất quốc gia. Những năng lực sản xuất này quyết định Việt Nam sẽ sản xuất<br>hàng hóa gì để có thể định vị vị trí của mình trong mạng lưới sản xuất toàn<br>cầu, tiêu thụ bao nhiêu nguồn lực và tạo ra được bao nhiêu giá trị gia tăng<br>cho nền kinh tế, giải quyết được bao nhiêu việc làm, có giúp ổn định nền kinh<br>tế vĩ mô và tăng cường sức chống chịu với các cú sốc hay không. Ngoài ra,<br>chiến lược tái cấu trúc cần tích hợp được xu hướng của sản xuất thế giới<br>trong vài thập kỉ tới bao gồm tăng tỷ lệ nội địa hóa và tăng cường áp dụng<br>các tiêu chuẩn “xanh</span> </p> Chu Khánh Lân Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90062 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0700 Ngân hàng với tăng trưởng xanh: Kinh nghiệm quốc tế- định hướng cho BIDV và gợi ý cho ngân hàng thương mại Việt Nam https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90065 <p><span class="fontstyle0">Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và vấn đề ô nhiễm môi trường ngày<br>càng trở nên nghiêm trọng do những hoạt động kinh tế của con người, tăng<br>trưởng xanh gần đây đã trở thành một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm.<br>Những năm vừa qua, Chính phủ đã chủ động đưa ra nhiều cơ chế, chính sách<br>văn bản pháp lý nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu theo cam kết tại Công ước<br>khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2021 (COP26) về giảm phát<br>thải ròng về 0 vào năm 2050, giảm 30% lượng phát thải khí metan gây hiệu ứng<br>nhà kính vào năm 2030. Trong đó, lĩnh vực ngân hàng được đánh giá có một<br>vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới một</span> <span class="fontstyle0">nền kinh tế phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Bài viết sử dụng<br>phương pháp nghiên cứu tình huống nhằm tổng quan về tăng trưởng xanh, vai<br>trò của hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng xanh cũng như nêu bật các<br>kinh nghiệm quốc tế từ Đức và Trung Quốc về tăng trưởng xanh trong lĩnh vực<br>ngân hàng. Từ đó đề xuất một số định hướng cho Ngân hàng thương mại cổ<br>phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nói riêng và ngân hàng thương mại<br>tại Việt Nam nói chung nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh và tài chính<br>bền vững tại Việt Nam.</span> <br><br></p> Lê Ngọc Lâm Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90065 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0700 Tác động lan truyền giữa tăng trưởng tín dụng và giá tài sản tài chính: Bằng chứng từ mô hình TVP-VAR https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90068 <p><span class="fontstyle0">Bài viết đánh giá tác động lan truyền giữa tăng trưởng tín dụng, biến<br>động giá cổ phiếu và trái phiếu thông qua mô hình kết nối động với tham số biến<br>đổi TVP-VAR cho khoảng thời gian từ 2010 tới hết quý 2 năm 2023. Kết quả cho<br>thấy mức độ kết nối giữa tăng trưởng tín dụng, biến động giá trái phiếu và cổ<br>phiếu biến thiên theo thời gian. Trong đó, tăng trưởng tín dụng là biến lan truyền<br>tác động chính tới biến động của hệ thống. Tuy nhiên, tác động lan truyền của<br>tăng trưởng chủ yếu do sự liên thông với biến động giá cổ phiếu, trong khi tính<br>kết nối của tăng trưởng tín dụng và biến động giá trái phiếu là không rõ ràng.<br>Ngược lại, biến động của giá cổ phiếu có tác động lan truyền tới biến động giá<br>trái phiếu, cho thấy sự thay đổi của mức độ chấp nhận rủi ro của các chủ thể<br>trên thị trường trong các giai đoạn của chu kỳ tài chính. Trên cở sở kết quả thực<br>nghiệm, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách cho các cơ quan quản lý.</span> </p> Lê Hải Trung Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90068 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0700 Sự kiện chính trị và biến động thị trường chứng khoán: Nghiên cứu thực nghiệm từ các nước Đông Nam Á https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90070 <p><span class="fontstyle0">Nghiên cứu đánh giá tác động của sự kiện chính trị ở các nước Đông<br>Nam Á đến mức độ biến động của thị trường chứng khoán trong giai đoạn<br>2010-2019. Sử dụng mô hình GARCH đơn biến và đa biến với biến giả để<br>nghiên cứu sự biến động của thị trường trước và sau sự kiến chính trị, kết quả<br>nghiên cứu cho thấy mức độ biến động của chỉ số chứng khoán giảm đáng<br>kể trong thời kỳ cải cách chính trị. Kết quả của nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu<br>tham chiếu thú vị cho các nhà đầu tư cũng như các cơ quan quản lý trong việc<br>tìm hiểu hành vi của thị trường chứng khoán.</span> </p> Trần Mạnh Hà Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90070 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0700 Mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và bình đẳng giới: Xu hướng và tổng quan nghiên cứu trên thế giới https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90072 <p><span class="fontstyle0">Tài chính toàn diện và bình đẳng giới là hai vấn đề nhận được sự quan<br>tâm của nhiều chuyên gia và học giả trong những năm gần đây. Mối quan hệ<br>giữa hai nhân tố này cũng là chủ đề nghiên cứu tương đối mới và đang được<br>nhiều nhà nghiên cứu khám phá. Bằng phương pháp thống kê số liệu và khảo<br>lược tài liệu, bài viết cung cấp thêm bằng chứng khoa học về bức tranh toàn<br>cảnh hiện trạng xu hướng nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ giữa tài<br>chính toàn diện và bình đẳng giới. Số lượng các nghiên cứu về tài chính toàn<br>diện và bình đẳng giới tuy còn hạn chế, nhưng có xu hướng gia tăng trong<br>những năm gần đây. Cùng với đó, các nghiên cứu trên thế giới về chủ đề trên<br>cho thấy bình đẳng giới là một vấn đề cần được chú trọng trong phát triển tài<br>chính toàn diện và tài chính toàn diện có tác động đáng kể đến việc nâng cao</span> <span class="fontstyle0">mức độ bình đẳng giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn tồn tại một số hạn<br>chế về cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu, đòi hỏi các hướng nghiên cứu tiếp<br>theo cần phải được đề xuất để phát triển chủ đề này trong tương lai.</span> <br><br></p> Lê Thị Hương Trà Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90072 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0700 Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo bền vững của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90075 <p><span class="fontstyle0">Báo cáo bền vững được coi là công cụ đo đếm, công bố, giải trình và<br>cam kết trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các bên có liên quan về hoạt<br>động phát triển bền vững. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng, dữ liệu chéo<br>và dữ liệu chuỗi thời gian, chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo<br>bền vững của 253 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng<br>khoán Việt Nam trong giai đoạn 2020- 2022. Nghiên cứu cũng chỉ ra 2 nhân tố<br>mới ảnh hưởng đến báo cáo bền vững là kiểm toán bởi BIG4 và thời gian niêm<br>yết bên cạnh 4 nhân tố: khả năng sinh lời, quy mô doanh nghiệp, tần suất họp<br>của Uỷ ban Kiểm toán, giới tính lãnh đạo, trong đó, thời gian niêm yết là nhân tố<br>duy nhất có ảnh hưởng tiêu cực tới việc công bố báo cáo này. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để xem xét hoàn thiện các quy định pháp lý trong công bố thông<br>tin bền vững, để các bên liên quan đưa ra quyết định phù hợp <br></span></p> Hoàng Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Trà Mi, Trần Kim Chi, Lâm Tuệ Minh, Nguyễn Thúy Hường Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90075 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0700 Tác động môi trường của tăng trưởng kinh tế: Tiếp cận bằng mô hình ngưỡng bảng động https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90085 <p><span class="fontstyle0">Bài báo sử dụng lý thuyết đường cong Kuznets môi trường (EKC) để<br>nghiên cứu tác động môi trường của tăng trưởng kinh tế ở 17 quốc gia châu Á<br>giai đoạn 1996- 2019, đồng thời tìm kiếm mức ngưỡng thu nhập mà tại đó tạo<br>ra sự đổi hướng tác động. Mô hình hồi quy ngưỡng bảng động được sử dụng<br>để thực hiện mục tiêu nghiên cứu. Các phát hiện cho thấy, tăng trưởng kinh<br>tế có tác động phi tuyến hình chữ U ngược đến suy thoái môi trường. Theo<br>đó, tăng trưởng kinh tế làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái khi GDP bình<br>quân đầu người ở mức thấp, nhưng khi vượt qua điểm ngưỡng (12,487 nghìn<br>USD/người/năm), tăng trưởng kinh tế giúp cải thiện chất lượng môi trường.<br>Khi so sánh sự khác biệt về tác động này giữa nhóm các quốc gia phát triển<br>và đang phát triển, kết quả của chúng tôi một lần nữa khẳng định những phát</span> <span class="fontstyle0">hiện này. Kết quả này đã cung cấp bằng chứng cho thấy giả thuyết EKC tồn tại<br>ở các nước châu Á. Bên cạnh đó, tiêu dùng năng lượng, nguồn vốn đầu tư trực<br>tiếp nước ngoài, mở cửa thương mại và chất lượng thể chế có tác động đáng<br>kể đến phát thải CO2. Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra kết<br>luận và hàm ý chính sách nhằm giảm suy thoái môi trường và thúc đẩy phát<br>triển kinh tế bền vững ở châu Á.</span> <br><br></p> Hồ Thị Lam, Lê Hồng Ngọc, Nguyễn Minh Huệ Trân Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90085 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0700 Tác động của quản trị công ty đến mức độ chấp nhận rủi ro của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90094 <p><span class="fontstyle0">Nghiên cứu đánh giá tác động của các nhân tố nội tại của quản trị<br>công ty đến mức độ chấp nhận rủi ro của các doanh nghiệp niêm yết Việt<br>Nam. Bằng các phương pháp ước lượng dữ liệu bảng tĩnh, nghiên cứu sử dụng<br>nguồn dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo quản trị công ty và báo cáo tài chính của<br>các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn<br>2010- 2021, kết quả cho thấy: quy mô hội đồng quản trị, sự kiêm nhiệm, sở<br>hữu nước ngoài, sở hữu của ban điều hành có tác động thuận chiều với mức<br>độ chấp nhận rủi ro; sở hữu nhà nước, sự độc lập của hội đồng quản trị có tác<br>động ngược chiều với mức độ chấp nhận rủi ro. Kết quả nghiên cứu phù hợp<br>với lý thuyết đại diện và các nghiên cứu thực nghiệm khác. Bài viết cũng đưa ra</span> <span class="fontstyle0">các khuyến nghị đối với hoạt động quản trị công ty trong mối quan hệ với mức<br>độ chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp</span> <br><br></p> Lê Thị Nhung, Nguyễn Văn Tâm Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90094 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0700 Hành vi chuyển đổi sử dụng phương tiện vận chuyển xanh của giao hàng chặng cuối trong thương mại điện tử: Tiếp cận từ giá trị tiêu dùng https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90097 <p><span class="fontstyle0">Nghiên cứu này nhằm giải thích hành vi chuyển đổi sử dụng phương<br>tiện vận chuyển xanh của giao hàng chặng cuối trong thương mại điện tử tại<br>Việt Nam. Mô hình nghiên cứu được đề xuất dựa trên giá trị cảm nhận về<br>phương tiện vận chuyển xanh và mối quan tâm môi trường. Nghiên cứu thu<br>thập dữ liệu từ 343 người đang sử dụng phương tiện vận chuyển chạy bằng<br>xăng của giao hàng chặng cuối từ tháng 04/2023- 06/2023; và mô hình cấu<br>trúc tuyến tính được áp dụng để kiểm định các giả thuyết. Kết quả cho thấy giá<br>trị cảm xúc, giá trị chức năng, và giá trị xã hội ảnh hưởng tích cực đến mối quan<br>tâm môi trường và thái độ chuyển đổi sử dụng phương tiện vận chuyển xanh<br>của giao hàng chặng cuối. Và giá trị tri thức ảnh hưởng đến mối quan tâm môi</span> </p> Lê Xuân Cù Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90097 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0700 Các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào dự án năng lượng tái tạo của các nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90098 <p><span class="fontstyle0">Đầu tư vào năng lượng tái tạo được coi là cách thức để tăng trưởng<br>bền vững kinh tế toàn cầu. Mặc dù năng lượng tái tạo có tiềm năng phát triển<br>và được hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ các nước, các dự án năng lượng tái tạo<br>vẫn chưa thực sự được quan tâm ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu này<br>khám phá quá trình các nhà đầu tư cá nhân ra quyết định đầu tư vào các dự án<br>năng lượng tái tạo. Nghiên cứu thực hiện khảo sát từ tháng 2/2022 đến tháng<br>5/2022 đối với 406 nhà đầu tư cá nhân. Kết quả hồi qui đa biến cho thấy, niềm<br>tin tiên nghiệm của nhà đầu tư, mức độ ưu đãi của chính sách, kiến thức về vận<br>hành dự án năng lượng tái tạo, thái độ đối với các hành vi xanh và kiến thức về</span> <span class="fontstyle0">công nghệ cấp tiến là những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đầu tư vào các<br>dự án năng lượng tái tạo của nhà đầu tư cá nhân. Kết quả góp phần bổ sung<br>cơ sở lý luận về quyết định đầu tư năng lượng tái tạo của nhà đầu tư cá nhân,<br>từ đó đưa ra các hàm ý về quản trị trong lĩnh vực đầu tư năng lượng tái tạo tại<br>các quốc gia đang phát triển.</span> <br><br></p> Nguyễn Thúy Anh, Trần Ngân Hà Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90098 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0700 Yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại có cổ phiếu giao dịch trên sàn chứng khoán Việt Nam https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90099 <p><span class="fontstyle0">Nghiên cứu này tìm hiểu về các yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến<br>tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian<br>2015- 2022, gồm giai đoạn chịu tác động tiêu cực từ Đại dịch Covid-19. Dữ liệu<br>nghiên cứu được thu thập từ 25 ngân hàng thương mại có cổ phiếu giao dịch<br>trên cả ba sàn chứng khoán ở Việt Nam. Bộ dữ liệu này giúp người đọc có cách<br>nhìn toàn diện hơn về các yếu tố tác động đến nợ xấu của nhóm ngân hàng có<br>tổng tài sản chiếm gần 80% tổng tài sản của 32 ngân hàng thương mại hoạt<br>động tại Việt Nam. Dựa trên việc xây dựng và kiểm định mô hình hồi quy tuyến<br>tính, nghiên cứu đã góp phần chứng minh tác động tích cực của tỉ lệ thu nhập<br>lãi cận biên, dự phòng rủi ro tín dụng lên tỉ lệ nợ xấu; và ảnh hưởng tiêu cực của<br>tỉ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỉ lệ tăng trưởng tín dụng đối với tỉ lệ nợ xấu</span> <span class="fontstyle0">của các ngân hàng thương mại được nghiên cứu trong giai đoạn 2015- 2022</span> <br><br></p> Nguyễn Thanh Phương, Đặng Thị Lan Phương Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90099 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0700 Phân tích thực trạng các hành vi thao túng giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90100 <p><span class="fontstyle0">Thao túng giá trên thị trường chứng khoán được xem là hành vi cố ý<br>gây tác động đến giá chứng khoán nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận vượt trội cho<br>riêng một hoặc một nhóm những người tham gia thị trường. Bài viết này phân<br>tích thực trạng hành vi thao túng giá chứng khoán Việt Nam diễn ra trong giai<br>đoạn 2015- 2022. Bằng việc nghiên cứu các sự kiện thực tiễn trên cơ sở xem<br>xét các phương thức phổ biến được sử dụng để thao túng giá gồm: gian lận<br>báo cáo tài chính; giao dịch nội bộ bất hợp pháp; giao dịch wash trade và tung<br>tin đồn thất thiệt. Kết quả cho thấy số vụ vi phạm công bố thông tin chiếm ưu<br>thế và liên tục tăng lên qua các năm. Số vụ việc liên quan đến thao túng giá<br>bằng wash trade và giao dịch nội gián chiếm tỷ lệ ít hơn do tính chất của các vụ<br>việc này rất khó xác định và phức tạp. Những kết quả nghiên cứu này đóng góp<br>thêm minh chứng và tiếng nói phản biện nhằm xây dựng một thị trường chứng</span> <span class="fontstyle0">khoán phát triển bền vững và minh bạch hơn trong thời gian tới.</span> <br><br></p> Trần Thị Xuân Anh, Lưu Khánh Linh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90100 Thu, 25 Jan 2024 00:00:00 +0700 Nâng cao hiểu biết tài chính cá nhân từ việc cải thiện thái độ tài chính và hành vi tài chính của sinh viên Việt Nam https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90101 <p><span class="fontstyle0">Bên cạnh kiến thức tài chính thì thái độ tài chính và hành vi tài chính là hai<br>thành tố tạo nên hiểu biết tài chính cho con người. Để đánh giá thực trạng, nghiên<br>cứu đã khảo sát trên mẫu 4.140 sinh viên, bằng cách phát phiếu điều tra online<br>ngẫu nhiên tại các trường đại học trên toàn quốc vào năm 2021 với 2 nhóm câu<br>hỏi nhằm đánh giá thái độ tài chính và 3 nhóm câu hỏi khác về hành vi tài chính<br>của sinh viên Việt Nam. Kết quả từ thống kê mô tả cho thấy, sinh viên Việt Nam<br>đã có thái độ và hành vi tài chính khá tốt, thích ứng yêu cầu của cuộc sống hiện<br>đại. Tuy nhiên, do kiến thức tài chính của sinh viên Việt Nam còn hạn chế đã ảnh<br>hưởng không nhỏ tới thái độ và hành vi tài chính của họ, từ đó cho thấy Việt Nam<br>cần có chương trình giáo dục tài chính để cải thiện các vấn đề kiểm soát chi tiêu,<br>tiết kiệm, vay nợ và lập kế hoạch tài chính cá nhân cho sinh viên.</span> </p> Nguyễn Thị Hoài Lê Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng https://vjol.info.vn/index.php/HVNH-KHDAOTAONH/article/view/90101 Thu, 25 Jan 2024 12:01:15 +0700