Hoạt động phòng thủ trên biển của vương triều Nguyễn (1802 - 1884)

  • Trần Thị Mai

Tóm tắt

Vua  Minh Mạng khi tại vị từng khẳng định: “Việc trị quốc phải nhìn xa thấy rộng. Từ khi thân chính, Trẫm thường nghĩ kế lâu dài cho nước, đắp Trường thành ở Quảng Bình, xây hùng quan ở Hải Vân, những nơi ven biển xung yếu như Thuận An, Tư Dung… không nơi nào không xây pháo đài, lợi dụng địa thế hiểm trở của sông núi để xây đắp công sự và sắm sửa hỏa pháo Tây Dương để phòng bất trắc, quả thật là trong thời bình phải nghĩ đến thời loạn, việc đó không thể lơ là được”1. Không chỉ Vua Minh Mạng mà hầu hết các vị vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Thiệu Trị, Tự Đức đều ý thức sâu sắc việc phòng thủ vùng biển của Tổ quốc. Hoạt động phòng thủ trên biển của vương triều Nguyễn được triển khai thông qua các biện pháp thiết thực: xây dựng thủy quân vững mạnh, phát triển hệ thống phòng thủ trên biển, ban hành các quy chế “tuần dương chương trình”, “tuần thuyền quy thức”, “tuần dương xử phận lệ”…

Hoạt động phòng thủ trên biển của vương triều Nguyễn (1802-1884) và những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu hoạt động phòng thủ trên biển của vương triều Nguyễn không chỉ mang ý nghĩa “ôn cố tri tân” mà còn có giá trị thực tiễn sâu sắc.

Tác giả

Trần Thị Mai
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-11-06
Chuyên mục
BÀI BÁO