Ứng dụng GIS và viễn thám để thành lập bản đồ nhạy cảm cháy tại Vườn Quốc gia Tràm Chim

  • Vũ Thành Minh
  • Lê Thị Thu Hiền

Tóm tắt

Nhận diện các vùng có nguy cơ cháy cao là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác phòng cháy và chữa cháy. Nghiên cứu này áp dụng công nghệ viễn thám và những chức năng của hệ thống thông tin địa lý như một hướng tiếp cận trong quản lý lửa rừng và dự báo cháy tại Vườn Quốc gia (VQG) Tràm Chim. Các yếu tố gây cháy tại VQG gồm: mật độ sinh khối, loại hình lớp phủ, độ ẩm lá, nhiệt độ bề mặt, khoảng cách nguồn nước và khu dân cư sẽ được nhận diện, cho điếm, gán trọng số và thể hiện bản đồ mức độ, sự phân bố trên khắp VQG Tràm Chim. Sau đó, bản đồ nhạy cảm cháy cuối cùng được thành lập bằng cách chồng chập các bản đồ chuyên đề thể hiện sự phân bố các yếu tố ảnh hưởng. Hai thời kỳ ảnh viễn thám được sử dụng trong nghiên cứu ứng với mùa mưa năm 2013 và mùa mưa năm 2014 tại tỉnh Đồng Tháp. Kết quả được trình bày dưới dạng bản đồ, đồ thị và bảng biểu. Theo tính toán, trong mùa mưa, diện tích rừng thuộc diện nguy cơ cháy cao là 1.014,65 ha, chiếm khoảng 14 % diện tích VQG. Trong khi đó, diện tích rừng dễ cháy trong mùa khô lên đến 3.346,65 ha, chiếm gần một nửa diện tích Tràm Chim và hầu như không có khu vực nào nằm trong vùng an toàn. Kết quả từ nghiên cứu này đóng góp vào công cuộc bảo vệ rừng tại VQG Tràm Chim và trên cả nước.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-04-15
Chuyên mục
BÀI BÁO