NGHIÊN CỨU KHOẢNG CÁCH HỢP LÝ CỦA LƯỢNG NỔ PHẲNG DẠNG NHÓM LƯỢNG NỔ DÀI SONG SONG ĐỂ PHÁ HỦY ĐẤT ĐÁ

  • Đàm Trọng Thắng Le Quy Don Technical University
  • Tri Ta Nguyen Le Quy Don Technical University
  • Vũ Xuân Bảng Institute of Technical Engineering
Từ khóa: Nổ phá, lượng nổ phẳng, phá hủy đất đá, hiệu quả nổ

Tóm tắt

Trong thực tế thường sử dụng lượng nổ phẳng ở dạng một nhóm lượng nổ dài song song cách đều nhau và cùng nằm trên một mặt phẳng. Tuy nhiên, đến nay lý thuyết về tác dụng của lượng nổ phẳng phá hủy đất đá mới chỉ đề cập với dạng lượng nổ phẳng là một khối thuốc nổ liên tục. Dựa trên cơ sở lý thuyết thủy động lực học về tác dụng phá hủy của lượng nổ đơn, tiến hành thiết lập mô hình tính, xây dựng một chương trình tính toán trên ngôn ngữ Matlab và tiến hành khảo sát trường năng lượng nổ của nhóm lượng nổ dài song song nằm trên cùng một mặt phẳng ki thay đổi thông số khoảng cách tương đối giữa các lượng nổ. Dựa trên đặc tính lý thuyết nhận được, tiến hành nghiên cứu thực nghiệm xác định thể tích vùng phá hủy nổ khi thay đổi khoảng cách giữa các lỗ mìn trong đá sét kết. Phân tích kết quả nghiên cứu khảo sát lý thuyết trong một số cấp đất đá và thực nghiệm trong đá sét kết đã chỉ ra được vùng trị số hợp lý của thông số khoảng cách giữa các lượng nổ tương ứng nhận được hiệu suất phá hủy tốt nhất tỉ lệ thuận với đường kính lượng nổ và phụ thuộc vào đặc tính đất đá. Đất đá càng bền vững thì khoảng cách hợp lý giữa các lượng nổ dài càng nhỏ và ngược lại. Trị số khoảng cách hợp lý giữa các lượng nổ bằng 10 đến 15 lần đường kính lỗ mìn khi nổ trong môi trường đất đá vô tận và bằng 23 đến 27 đường kính lỗ mìn khi nổ ngầm trong đá sét kết dưới nước.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-06-14
Chuyên mục
Bài viết