NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÁT ĐỎ TỰ NHIÊN LÀM NỀN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG BẰNG THÍ NGHIỆM TRONG PHÒNG

  • Đỗ Văn Thùy Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Văn Hiếu Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn, Hà Nội, Việt Nam
  • Phạm Đức Tiệp Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn, Hà Nội, Việt Nam
  • Phạm Tuấn Thanh Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn, Hà Nội, Việt Nam
  • Nông Văn Biên Trường Sĩ quan Không quân, Nha Trang, Việt Nam
Từ khóa: Cát đỏ tự nhiên, độ chặt, nền, công trình giao thông, thí nghiệm tĩnh

Tóm tắt

Bài báo trình bày một số tính chất cơ lý đặc trưng của cát đỏ tự nhiên lấy tại khu vực xã Thiện Nghiệp, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận thông qua các thí nghiệm tĩnh trong phòng. Từ kết quả thu được thấy rằng loại cát này thuộc nhóm A-2 theo tiêu chuẩn AASHTO M145 về thành phần hạt. Cát có lực dính đơn vị tương đối cao với giá trị khoảng 29 kPa và góc ma sát trong khoảng 35º, đặc trưng cho khả năng kháng cắt của vật liệu. Giá trị CBR của cát tại độ chặt tương đối 0,95 là 20,67%, đáp ứng được yêu cầu của vật liệu nền công trình giao thông cấp cao theo tiêu chuẩn hiện hành. Như vậy, qua hàng loạt thí nghiệm tĩnh cho thấy loại cát này có khả năng phù hợp làm vật liệu nền cho công trình giao thông ở Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-01-12
Chuyên mục
Bài viết