HÌNH THỨC CHỮA LỖI BẰNG LỜI NÓI TRONG LỚP HỌC NGOẠI NGỮ: CÁC MÔ HÌNH PHÂN LOẠI

  • Phạm Thị Hạnh
  • Phạm Xuân Thọ

Tóm tắt

Chữa lỗi nói chung, và chữa lỗi bằng lời nói nói riêng, từ lâu đã là mối quan tâm đặc biệt của cả giáo viên và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ. Giáo viên tập trung nhiều hơn tới cách đưa ra phản hồi tích cực nhằm khuyến khích người học, đồng thời quan tâm tới câu hỏi liệu có nên chữa lỗi, và nếu có thì chữa vào thời điểm nào và bằng cách nào. Theo hướng khác, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực thụ đắc ngoại ngữ quan tâm tới việc đưa ra phản hồi trực tiếp vào lỗi của người học và tính hiệu quả của các hình thức chữa lỗi này. Đã có nhiều mô hình phân loại các hình thức chữa lỗi bằng lời nói dựa trên các tiêu chí khác nhau, ví dụ: chữa lỗi một cách hàm ẩn hay rành mạch, hoặc dựa vào tiêu chí cung cấp hay không cung cấp mẫu ngôn ngữ khi người học mắc lỗi. Bài viết này sẽ tổng hợp một số mô hình nổi trội trong việc phân loại các hình thức chữa lỗi bằng lời nói trong lĩnh vực thụ đắc ngoại ngữ.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-11-02
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU